Phát hiện hàng nghìn virus mới dưới đại dương
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, hơn 5.000 loài virus mới đã được xác định trong các đại dương khắp thế giới.
Nghiên cứu này do nhóm chuyên gia của Đại học bang Ohio, Mỹ, phát hiện. Họ đã phân tích hàng chục nghìn mẫu nước từ khắp nơi trên thế giới và tìm kiếm dấu vết của các virus RNA hoặc loại sử dụng RNA làm vật liệu di truyền. SARS-CoV-2 là một điển hình cho virus RNA.
Các tác giả cho hay họ làm điều này vì những virus RNA vẫn chưa được nghiên cứu kỹ như virus DNA trước đó.
Các chuyên gia xác định được khoảng 5.500 loài virus RNA mới.
Sự đa dạng của những loại virus mới phát hiện lớn tới mức các tác giả đề xuất tăng gấp đôi số lượng nhóm phân loại virus RNA từ 5 phyla lên 10 phyla (ngành). Tác giả chính của nghiên cứu, GS Matthew Sullivan, Đại học bang Ohio, cho biết: “Chúng tôi phát hiện rất nhiều virus RNA mới và đa dạng. Toàn bộ loài mới trong ngành Taraviricota được tìm thấy trên khắp các đại dương”.
Theo GS Sullivan, các nghiên cứu về virus RNA thường tập trung vào những hệ thống virus RNA trên Trái đất. "Chúng tôi muốn nghiên cứu có hệ thống ở quy mô rất lớn và khám phá một môi trường chưa ai khám phá sâu", GS Sullivan tuyên bố.
Ông Sullivan và cộng sự phân tích 35.000 mẫu nước lấy từ 121 địa điểm ở 5 đại dương trên thế giới. Họ kiểm tra trình tự gene chiết xuất từ các sinh vật thủy sinh nhỏ vốn được gọi là phù du - vật chủ phổ biến của virus RNA. Họ tìm kiếm các trình tự gene của virus RNA bằng cách truy lùng gene RdRp. Đây là gene được tìm thấy trong tất cả virus RNA nhưng không có ở những tế bào và virus khác. Từ đây, họ xác định được hơn 44.000 trình tự mang gene này.
Gene RdRp đã có hàng tỷ năm tuổi và nó tiến hóa nhiều lần. Quá trình tiến hóa của gene đã xảy ra cách đây rất lâu nên các nhà nghiên cứu khó xác định được mối quan hệ tiến hóa giữa các trình tự. Họ sử dụng máy để nhóm chúng lại, phân loại thành từng nhánh.
Từ đây, các chuyên gia xác định được khoảng 5.500 loài virus RNA mới thuộc 5 loài phyla hiện có. Ngoài ra, họ đề xuất thêm 5 loài phyla khác gồm Taraviricota, Pomiviricota, Paraxenoviricota, Wamoviricota và Arctiviricota.
Theo tạp chí The Conversation, các loài virus trong bộ Taraviricota đặc biệt phong phú ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Trong khi virus thuộc ngành Arctiviricota có nhiều ở Bắc Băng Dương.
Các tác giả nhấn mạnh việc hiểu được cách gene RdRp phân hóa theo thời gian sẽ giúp chúng ta nắm rõ sự phát triển ban đầu của sự sống trên Trái đất.
"RdRp được cho là một trong những gene cổ xưa nhất. Nó tồn tại trước khi chúng ta hình thành DNA. Vì vậy, chúng tôi không chỉ truy tìm nguồn gốc của virus mà đang tìm về nguồn gốc của sự sống", nhà khoa học Ahmed Zayed, chuyên gia về vi sinh vật học tại Đại học bang Ohio, đồng tác giả, cho hay.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả
Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.
