Phát hiện hành tinh có lượng nước gấp ba lần sao Thổ

Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ngoại hành tinh WASP-39b nằm cách Trái Đất 700 năm ánh sáng chứa một lượng nước khổng lồ dưới dạng hơi trong khí quyển, gần bằng ba lần lượng nước trên sao Thổ.

Họ sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble và kính thiên văn Spitzer để tạo ra quang phổ chi tiết của bầu khí quyển WASP-39b, cho phép khám phá bằng chứng về sự tồn tại của nước. Ngoại hành tinh WASP-39b có khối lượng tương đương sao Thổ.

Tuy nhiên, không giống hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt Trời, WASP-39b không có hệ thống vành đai. WASP-39b hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao chủ trong 4 ngày. Ngoại hành tinh này nằm gần ngôi sao chủ của nó hơn 20 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

Phát hiện hành tinh có lượng nước gấp ba lần sao Thổ
Ngoại hành tinh WASP-39b nằm cách Trái đất 700 năm ánh sáng. (Ảnh: NASA).

Lượng nước khổng lồ được tìm thấy trên WASP-39b khiến các nhà khoa học cho rằng, ngoại hành tinh này có lịch sử hình thành khác biệt so với những thành tinh khác. Theo NASA, lượng nước lớn có mặt trên WASP-39b cho thấy hành tinh này có thể hình thành cách xa ngôi sao chủ, nơi nó bị bắn phá dữ dội bởi vật chất dạng băng.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, WASP-39b có khả năng đã di chuyển vào sâu bên trong hệ thống hành tinh của nó, loại bỏ nhiều thiên thể dạng hành tinh trên đường đi để tới vị trí hiện tại. Sự tiến hóa của WASP-39b có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử của các hành tinh trong hệ Mặt trời. “Chúng ta cần nhìn ra bên ngoài để có thể hiểu được hệ Mặt trời của chúng ta”, Hannah Wakeford, nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter (Anh), cho biết.

WASP-39b bị khóa thủy triều, nghĩa là một mặt của hành tinh luôn hướng về phía ngôi sao. Nhiệt độ ở mặt ban ngày của hành tinh lên tới 776,7 độ C. Những cơn gió mạnh đưa nhiệt từ mặt ban ngày đi khắp hành tinh, khiến mặt ban đêm cũng rất nóng.

Một khi Kính viễn vọng James Webb của NASA đi vào hoạt động (dự kiến ra mắt vào năm 2019), Wakeford hy vọng sẽ sử dụng nó để thu được hình ảnh quang phổ chi tiết hơn của WASP-39b. Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu rõ cách thức hình thành của WASP-39b.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
NASA đang cho chúng ta cơ hội hoàn toàn MIỄN PHÍ gửi tên lên Mặt trời

NASA đang cho chúng ta cơ hội hoàn toàn MIỄN PHÍ gửi tên lên Mặt trời

Mới đây, NASA đã cho chúng ta một cơ hội bằng cách gửi tên của mình trên con tàu mang tên Parker Solar Probe.

Đăng ngày: 09/03/2018
Vụ va chạm thiên hà cách Trái đất 350 triệu năm ánh sáng

Vụ va chạm thiên hà cách Trái đất 350 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng thiên văn Hubble của NASA ghi lại hình ảnh mới về vụ va chạm Arp 256 giữa hai thiên hà xoắn ốc trong chòm sao Kình Ngư, cách Trái Đất 350 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 09/03/2018
Sao băng khiến trời đêm sáng như ban ngày ở thành phố Nga

Sao băng khiến trời đêm sáng như ban ngày ở thành phố Nga

Nhiều cư dân ở vùng núi Urals, Nga, báo cáo trông thấy một quả cầu lửa rực rõ thắp sáng bầu trời đêm trước khi phát ra tiếng nổ lớn.

Đăng ngày: 08/03/2018
Hiện tượng lạ có thể khiến từ trường Trái đất đảo chiều

Hiện tượng lạ có thể khiến từ trường Trái đất đảo chiều

Từ trường Trái đất đang suy yếu ở tốc độ nhanh đến mức các nhà khoa học cho rằng các cực từ sẽ đảo chiều.

Đăng ngày: 08/03/2018
Công bố phân tích hóa học của ba ngôi sao kỳ dị

Công bố phân tích hóa học của ba ngôi sao kỳ dị

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích độ phong phú hóa học của ba ngôi sao kỳ dị đó là HD 51959, HD 88035 và HD 121447.

Đăng ngày: 08/03/2018
Elon Musk dấn thân thành công vào lĩnh vực cung cấp Internet bằng vệ tinh vũ trụ

Elon Musk dấn thân thành công vào lĩnh vực cung cấp Internet bằng vệ tinh vũ trụ

Hàng tỷ USD đã bốc hơi trong sứ mệnh cung cấp dịch vụ Internet cho khu vực quỹ đạo thấp của Trái đất.

Đăng ngày: 07/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News