Phát hiện hạt độc hại trong não và phổi thai nhi

Hàng nghìn hạt carbon đen siêu nhỏ đã được tìm thấy trong phổi, gan và não của gần 100 thai nhi, sau khi thai phụ hít phải không khí ô nhiễm trong quá trình mang thai.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health, cho biết một nhóm nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hạt này trong mọi mẫu phổi, gan và mô não được kiểm tra, cũng như trong máu ở cuống rốn và nhau thai. Nồng độ các hạt cao hơn nếu người mẹ sống ở môi trường có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn, Guardian đưa tin ngày 5/10.

Phát hiện hạt độc hại trong não và phổi thai nhi
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hạt siêu nhỏ - có trong không khí bị ô nhiễm - trong não và phổi của thai nhi. (Ảnh: Alamy).

Các hạt carbon đen này được tạo thành từ muội than trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, mang theo các hóa chất độc hại. Nghiên cứu được thực hiện trên thai nhi của các bà mẹ không hút thuốc ở Scotland và Bỉ, những nơi có mức độ ô nhiễm không khí tương đối thấp.

36 thai nhi được nghiên cứu ở Scotland đến từ thai phụ đang mang thai bình thường ở tuần thứ 7 đến tuần 20. Tại Bỉ, các mẫu máu ở cuống rốn được lấy sau 60 ca sinh nở khỏe mạnh.

“Lần đầu tiên chúng tôi đã chứng minh được rằng các hạt nano carbon đen không chỉ đi vào nhau thai mà còn vào các cơ quan của thai nhi đang phát triển”, giáo sư Paul Fowler tại Đại học Aberdeen ở Scotland cho biết.

“Đáng lo ngại hơn nữa là những hạt này cũng xâm nhập vào não người đang phát triển. Điều này có nghĩa là những hạt nano này có thể tiếp xúc trực tiếp với hệ thống bên trong các cơ quan và tế bào của bào thai người”.

Giáo sư Tim Nawrot tại Đại học Hasselt ở Bỉ, người đồng dẫn đầu nghiên cứu, cho rằng các chính phủ nên đưa tiêu chí có thể ảnh hưởng đến thai nhi vào thước đo đánh giá chất lượng không khí, và cần có trách nhiệm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Các hạt carbon đen lần đầu tiên được phát hiện trong nhau thai vào năm 2018 bởi nhóm của giáo sư Jonathan Grigg tại Đại học Queen Mary ở London. Ông cho biết việc các hạt carbon đen đi vào não của thai nhi có thể gây ra hậu quả suốt đời cho đứa trẻ.

“Điều đó rất đáng lo ngại, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết điều gì sẽ xảy ra khi các hạt này bám vào vị trí khác nhau trong cơ thể”, ông nói và cho biết điều này cần được nghiên cứu thêm.

Một đánh giá toàn cầu vào năm 2019 đã kết luận rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại cho mọi cơ quan và hầu như mọi tế bào trong cơ thể con người. Các hạt nhỏ li ti cũng được phát hiện có thể xâm nhập vào mạch máu não, và hàng tỷ hạt đã được tìm thấy trong trái tim của người trẻ vùng đô thị.

Hơn 90% dân số thế giới sống ở những nơi ô nhiễm không khí theo tiêu chi đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gây ra hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 8 lý do khiến bạn ho mãi không dứt

Top 8 lý do khiến bạn ho mãi không dứt

Nếu bạn bị ho trong nhiều tuần nhưng không chắc có bị bệnh hay không, bạn có thể đang mắc chứng ho mãn tính.

Đăng ngày: 09/10/2022
Ca bệnh Down đầu tiên trong lịch sử nhân loại được phát hiện từ khi nào?

Ca bệnh Down đầu tiên trong lịch sử nhân loại được phát hiện từ khi nào?

Trung bình cứ 700 trẻ mới sinh trên toàn thế giới thì có một trẻ mắc hội chứng Down. Bạn có bao giờ thắc mắc căn bệnh này xuất hiện từ khi nào?

Đăng ngày: 08/10/2022
WHO cảnh báo về 4 loại syrup ho sau cái chết của 66 trẻ em ở Gambia

WHO cảnh báo về 4 loại syrup ho sau cái chết của 66 trẻ em ở Gambia

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về 4 loại syrup trị ho và cảm lạnh do Maiden Pharmaceuticals ở Ấn Độ sản xuất, nghi ngờ chúng liên quan đến cái chết của 66 trẻ em ở Gambia.

Đăng ngày: 07/10/2022
Phát hiện nhóm máu mới được mệnh danh là

Phát hiện nhóm máu mới được mệnh danh là "siêu máu"

Nhóm máu mới được đặt tên là " Er". Nó có thể giúp bác sĩ xác định và điều trị một số bệnh hiếm gặp do không tương thích máu.

Đăng ngày: 07/10/2022
Hàng triệu bệnh nhân sốt rét sẽ được cứu sống nhờ nghiên cứu đột phá này

Hàng triệu bệnh nhân sốt rét sẽ được cứu sống nhờ nghiên cứu đột phá này

Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển và thử nghiệm một loại vaccine có thể biến đổi gene ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, giúp con người tránh nhiễm căn bệnh này khi bị muỗi đốt.

Đăng ngày: 06/10/2022
Chế độ ăn kiêng trường thọ là gì?

Chế độ ăn kiêng trường thọ là gì?

Bạn có thể đã nghe đến chế độ ăn kiêng “kéo dài tuổi thọ” - nhưng chính xác thì nó là gì và nó có gì khác biệt so với các chế độ ăn kiêng khác giúp tăng cường sức khỏe không?

Đăng ngày: 06/10/2022
Cách ngừa đồng nhiễm cúm và Covid-19 thời điểm giao mùa

Cách ngừa đồng nhiễm cúm và Covid-19 thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là lúc nhiều loại virus phát triển, trong đó có SARS-CoV-2 và cúm. Đặc biệt, việc mắc đồng thời cả 2 bệnh có thể khiến bạn gặp triệu chứng nặng hơn.

Đăng ngày: 06/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News