Phát hiện nhóm máu mới được mệnh danh là "siêu máu"

Nhóm máu mới được đặt tên là "Er". Nó có thể giúp bác sĩ xác định và điều trị một số bệnh hiếm gặp do không tương thích máu.

Mọi người nên biết nhóm máu của mình để phòng trường hợp nguy hiểm đến tính mạng cần phải truyền máu. Một bài báo vừa được công bố trên tạp chí Blood phát hiện thế giới có nhóm máu hoàn toàn mới. Hiện tại, số người mang nhóm máu này được xếp vào dạng siêu hiếm. Đặc biệt, họ chứa các kháng thể lạ và được mệnh danh là nhóm "siêu máu".

Phát hiện nhóm máu mới được mệnh danh là siêu máu
Nhóm máu mới chứa 5 loại kháng nguyên lạ. (Ảnh: Yahoo).

Theo The Hill, bên cạnh những nhóm máu được biết đến nhiều nhất như A, B, O và Rh, còn có hàng chục nhóm khác. Tất cả đều có cách phân loại riêng và cùng tồn tại. Nhóm máu mới vừa được phát hiện được đặt tên là "Er", là hệ thứ 44 trong tổng số các hệ phân loại máu.

Tổng cộng, 5 kháng nguyên Er của nhóm máu này dựa trên các biến thể di truyền trong protein Piezo1. Protein Piezo1 được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.

Các kháng nguyên Er sẽ tìm kiếm kháng thể phù hợp và gắn vào. Kết quả là tế bào miễn dịch tấn công những tế bào "ngoại lai". Điều này cũng có thể xảy ra trong các trường hợp các nhóm máu không tương thích. Đây cũng là lý do các bác sĩ xét nghiệm máu để tránh việc truyền máu không tương thích giữa người cho với người nhận. Bởi nếu không, người nhận có thể bị sốc, thậm chí là tử vong.

Kháng nguyên Er đã được phát hiện cách đây nhiều năm, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên mô tả các đột biến khác nhau của kháng nguyên. Nó cũng bao gồm phát hiện về 2 phiên bản kháng nguyên chưa từng được biết đến.

Công trình này được đánh giá là mang tính đột phá vì sẽ giúp các bác sĩ nhận biết người gặp phải các vấn đề hiếm gặp, nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, nó giúp chẩn đoán một số bệnh lý do không tương thích nhóm máu và cách điều trị nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng triệu bệnh nhân sốt rét sẽ được cứu sống nhờ nghiên cứu đột phá này

Hàng triệu bệnh nhân sốt rét sẽ được cứu sống nhờ nghiên cứu đột phá này

Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển và thử nghiệm một loại vaccine có thể biến đổi gene ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, giúp con người tránh nhiễm căn bệnh này khi bị muỗi đốt.

Đăng ngày: 06/10/2022
Chế độ ăn kiêng trường thọ là gì?

Chế độ ăn kiêng trường thọ là gì?

Bạn có thể đã nghe đến chế độ ăn kiêng “kéo dài tuổi thọ” - nhưng chính xác thì nó là gì và nó có gì khác biệt so với các chế độ ăn kiêng khác giúp tăng cường sức khỏe không?

Đăng ngày: 06/10/2022
Cách ngừa đồng nhiễm cúm và Covid-19 thời điểm giao mùa

Cách ngừa đồng nhiễm cúm và Covid-19 thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là lúc nhiều loại virus phát triển, trong đó có SARS-CoV-2 và cúm. Đặc biệt, việc mắc đồng thời cả 2 bệnh có thể khiến bạn gặp triệu chứng nặng hơn.

Đăng ngày: 06/10/2022
Phát hiện tế bào giúp hình thành não trẻ nhỏ

Phát hiện tế bào giúp hình thành não trẻ nhỏ

Trong quá trình phát triển, các tế bào tiền thân của oligodendrocyte (OPC) tham gia vào quá trình định hình hệ thần kinh, não bộ.

Đăng ngày: 05/10/2022
TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

TP.HCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên và sẽ sớm có thông báo chính thức về trường hợp này.

Đăng ngày: 03/10/2022
Các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu phát hiện vi nhựa trong cục máu đông ở người

Các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu phát hiện vi nhựa trong cục máu đông ở người

Các nhà khoa học ở Nam Kinh, Trung Quốc đã lần đầu tiên tìm thấy vi nhựa và hạt thuốc nhuộm trong mẫu huyết khối ở người, cho thấy sự liên quan giữa các hạt này với sự hình thành huyết khối ở người.

Đăng ngày: 03/10/2022
Phát hiện bằng chứng đầu tiên về phản ứng với mùi vị của thai nhi

Phát hiện bằng chứng đầu tiên về phản ứng với mùi vị của thai nhi

Những đứa trẻ trong bụng mẹ thích cà rốt nhưng không thích rau xanh, và chúng biểu lộ điều này trên khuôn mặt.

Đăng ngày: 02/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News