Phát hiện hố đen trẻ ngay sát thiên hà chứa Trái đất

Một hố đen mới phát hiện ẩn náu trong thiên hà Đám Mây Magellanic Lớn, một thiên hà vệ tinh của Dải Ngân hà.

Hố đen mới phát hiện cách Trái đất 160.000 năm ánh sáng và có khối lượng gấp 11 lần Mặt trời. Các nhà thiên văn học tìm thấy hố đen này qua kính thiên văn rất lớn VLT của đài quan sát phía nam Châu Âu ở Chile.

Phát hiện hố đen trẻ ngay sát thiên hà chứa Trái đất
Một hố đen vũ trụ và một ngôi sao quay quanh hố đen. (Ảnh: ESO/M. Kornmesser).

Các nhà thiên văn đã quan sát được cách trọng lực của hố đen ảnh hưởng đến chuyển động của một ngôi sao gần đó. Ngôi sao này có khối lượng gấp 5 lần Mặt trời.

Đây là lần đầu tiên cách phát hiện hố đen này được sử dụng và phương pháp này có thể giúp các nhà nghiên cứu phát hiện ra những hố đen ẩn khác trong Dải Ngân hà cũng như các thiên hà khác trong vũ trụ.

Khám phá hố đen mới ở thiên hà Đám Mây Magellanic Lớn được xuất bản trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Phát hiện hố đen trẻ ngay sát thiên hà chứa Trái đất
NGC1850, cụm sao đôi và cụm siêu sao trong chòm sao Dorado, thuộc Đám mây Magellan Lớn, nơi hố đen mới được phát hiện. (Ảnh: ESO/M. Kornmesser)

"Tương tự như Sherlock Holmes theo dõi một băng nhóm tội phạm từ những bước đi sai lầm của chúng, chúng tôi giống như đang dùng kính lúp xem xét từng ngôi sao trong cụm này trong nỗ lực tìm kiếm một số bằng chứng về sự hiện diện của hố đen nhưng không trực tiếp nhìn thấy chúng" - trưởng nhóm nghiên cứu Sara Saracino cho hay.

Sara Saracino là thành viên của khoa kỹ thuật và công nghệ từ Viện Nghiên cứu Vật lý Thiên văn của Đại học Liverpool John Moores, Anh.

“Kết quả ở đây chỉ đại diện cho một trong số những tên tội phạm bị truy nã, nhưng khi đã tìm được 1 tên bạn ở trong hành trình khám phá ra nhiều tên khác, ở những cụm khác nhau" - nhà nghiên cứu chia sẻ.

Dù hố đen vũ trụ rất khó phát hiện nhưng lại có xu hướng để lộ ra sự hiện diện của mình qua các tia X phát ra khi nuốt chửng vật chất xung quanh, tạo ra sóng hấp dẫn khi đâm vào nhau hoặc va chạm với các sao neutron.

Phát hiện hố đen ở Đám Mây Magellanic Lớn là lần đầu tiên các nhà thiên văn học tìm thấy một hố đen trẻ trong cụm sao trẻ, mới khoảng 100 triệu năm tuổi, là giai đoạn sơ khai khi so sánh với phần còn lại của vũ trụ.

Trong tương lai, các nhà thiên văn học có thể sử dụng phương pháp này để tìm những hố đen trẻ khác trong vũ trụ để hiểu về sự tiến hóa của chúng và so sánh chúng với những hố đen lớn hơn trong các cụm sao già hơn để xem hố đen lớn lên như thế nào theo thời gian.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mảnh vỡ của Mặt trăng bay cực gần Trái đất

Mảnh vỡ của Mặt trăng bay cực gần Trái đất

Tiểu hành tinh Kamo`oalewa chỉ bay cách Trái Đất 14,4 triệu km vào mỗi dịp tháng 4 có thể vỡ ra từ một vụ va chạm cổ đại của Mặt trăng.

Đăng ngày: 13/11/2021
NASA mô phỏng tàu vũ trụ rơi xuống

NASA mô phỏng tàu vũ trụ rơi xuống "địa ngục" của sao Kim

NASA chia sẻ video mới mô phỏng nhiệm vụ DAVINCI và nghiên cứu khoa học mà con tàu sẽ tiến hành ở sao Kim, hành tinh khắc nghiệt nhất Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 13/11/2021
Việt Nam sắp đón nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ

Việt Nam sắp đón nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ

Theo NASA, ở vùng quan sát thuận lợi nhất, nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ kéo dài tận 3 giờ, 28 phút và 23 giây rạng sáng ngày 19-11 sắp tới.

Đăng ngày: 12/11/2021
Khám phá đi vào lịch sử: Bề mặt Mặt trăng có đủ oxy cho 8 tỷ người sống trong 100.000 năm

Khám phá đi vào lịch sử: Bề mặt Mặt trăng có đủ oxy cho 8 tỷ người sống trong 100.000 năm

Không chỉ được ví như " vịnh Ba Tư của Thái Dương Hệ", Mặt trăng còn có thể cung cấp oxy!

Đăng ngày: 12/11/2021
Công ty Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống phóng tàu vũ trụ không cần tên lửa

Công ty Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống phóng tàu vũ trụ không cần tên lửa

Công ty Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống mới gồm buồng chân không có thể quay phương tiện phóng tới vận tốc siêu thanh rồi thả lên khí quyển.

Đăng ngày: 12/11/2021
ISS nâng quỹ đạo khẩn để

ISS nâng quỹ đạo khẩn để "né" mảnh vỡ vệ tinh Trung Quốc

Quỹ đạo Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được điều chỉnh khẩn cấp bằng một modul của Nga để tránh va chạm với mảnh vỡ từ vệ tinh Fengyun-1C của Trung Quốc, vốn được tạo ra sau vụ thử vũ khí năm 2007.

Đăng ngày: 12/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News