Phát hiện hóa thạch gia đình Neanderthal đầu tiên trong hang động Nga

Các nhà khoa học đã tìm thấy mảnh xương hóa thạch của hai cha con người Neanderthal và những người họ hàng khác, cùng với các công cụ bằng đá trong hang động ở Nga.

Phát hiện được công bố vào ngày 19/10 trên tạp chí Nature cho thấy một bức tranh buồn thảm về người Neanderthal đã tuyệt chủng, từng lang thang ở khu vực Âu-Á cách đây hàng chục nghìn năm.


Phát hiện hóa thạch 2 cha con ở hang động tại Nga. (Ảnh: Tom Björklund/New York Times).

Các nhà khoa học cho biết gia đình gồm một người cha và con gái, cùng 9 người khác được cho là họ hàng, rất có thể đã chết cùng nhau trong hang động Chagyrskaya ở Siberia.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm nhà khoa học bao gồm ông Svante Pääbo, nhà di truyền học người Thụy Điển đã khám phá những bí mật của người Neanderthal trong suốt 25 năm. Đầu tháng 10, ông đã giành giải Nobel cho những nỗ lực của mình.

Nhóm của tiến sĩ Pääbo tìm ra ADN của 11 hóa thạch gồm 6 người lớn và 5 trẻ em cùng với các công cụ bằng đá và xương bò rừng. Tất cả đều nằm trong cùng một lớp trầm tích trong hang động.

Laurits Skov, nhà nghiên cứu tại Đại học California, đồng tác giả của nghiên cứu mới, cho biết về mặt địa chất, tất cả xương đều bị mắc kẹt dưới lớp trầm tích trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. "Nhưng "ngắn" ở đây có nghĩa một vài nghìn năm hoặc ít hơn", ông nói.

Song tiến sĩ Skov cho rằng 11 người Neanderthal đều sống cùng thời vì nhiều người trong số họ là họ hàng gần.


Hang Chagyrskaya ở Siberia. (Ảnh: CNN).

Tiến sĩ Skov và đồng nghiệp đã phân tích ADN của các hóa thạch và phát hiện hai trong số đó chia sẻ đủ biến thể để được coi là họ hàng cấp một.

Trong đó, một người dường như là nam giới trưởng thành. Và người kia là một nữ thiếu niên. Sau khi phân tích kỹ hơn, tiến sĩ Skov cho biết “đây là hai cha con”.

Người cha cũng được chứng minh là họ hàng gần của hai người đàn ông trưởng thành khác tìm thấy trong hang động.

“Có vẻ như đây là một sự kiện mà họ đều chết cùng lúc”, tiến sĩ Skov nói. Nếu họ chết vào những thời điểm khác nhau, điều đó có nghĩa nhóm người này quay về cùng một hang động để chôn cất từng thành viên trong nhiều năm - một kịch bản khó xảy ra.

Theo New York Times, người Neanderthal sinh sống chủ yếu ở khu vực châu Âu-Á, từ bờ biển Đại Tây Dương đến vùng núi Ural - đường phân giới hai châu lục châu Âu và châu Á trong 260.000 năm cho đến khi biến mất khoảng 40.000 năm trước.

Năm 2020, các di vật và khảo cổ tìm thấy ở Bulgaria cho thấy người hiện đại và người Neanderthal đã có mặt cùng lúc ở châu Âu trong vài nghìn năm. Khoảng thời gian này đã giúp hai chủng người tương tác sinh học và giao lưu văn hóa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Kỹ thuật mới giúp giải phóng

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi

Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/04/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News