Phát hiện hóa thạch rùa mặt ếch cổ đại chuyên hút mồi
Các nhà cổ sinh vật học ở Madagascar gần đây phát hiện hóa thạch đặc biệt nguyên vẹn của một loài rùa mới đã tuyệt chủng cách đây hàng chục triệu năm.
Loài rùa cổ đại mới phát hiện là động vật nước ngọt bản xứ ở Madagascar, có chiều dài vỏ khoảng 25 cm. Chúng có hộp sọ bằng phẳng, miệng tròn và xương lưỡi lớn. Tất cả đặc điểm đều thích hợp với việc kiếm ăn bằng cách hút nước, góp phần tạo ra diện mạo giống động vật lưỡng cư của chúng. Trong nghiên cứu công bố hôm 5/5 trên tạp chí Royal Society Open Science, các nhà khoa học đặt tên cho loài rùa này là Sahonachelys mailakavava, có nghĩa là "rùa ếch nhanh miệng" trong tiếng Malagasy, ngôn ngữ của người bản xứ Madagascar.
Phục dựng rùa mặt ếch hút con mồi dưới nước. (Ảnh: Andrey Atuchin).
Nhóm nghiên cứu khai quật hóa thạch rùa vào năm 2015 trong lúc tìm kiếm xương khủng long và cá sấu ở một di chỉ trên đảo. Trong lúc đào xới lớp trầm tích, họ bất ngờ tìm thấy những mảnh xương từ mai rùa và cuối cùng khai quật bộ xương gần như nguyên vẹn.
"Hóa thạch vô cùng đẹp mắt và chắc chắn là một trong những mẫu vật rùa kỷ Phấn Trắng được bảo quản tốt nhất từ Nam bán cầu", trưởng nhóm nghiên cứu Walter Joyce, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Fribourg tại Thụy Sĩ, cho biết. "Xét về mọi mặt, đây là một phát hiện đặc biệt hiếm gặp".
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về phạm vi sinh sống của rùa ếch nhanh miệng hoặc chúng tuyệt chủng khi nào và tại sao, nhưng chúng đã sống sót qua sự kiện tuyệt chủng xóa sổ khủng long. Nhiều khả năng chúng kiếm ăn bằng cách hút nước. Theo Joyce, đó là phương thức kiếm ăn dưới nước chuyên biệt, trong đó con vật mở miệng thật nhanh và bạnh cổ để hút vào lượng nước lớn, trong đó có con mồi như phù du, nòng nọc và trứng cá.
Hộp sọ dẹt, hình dáng miệng và bộ hàm mảnh dẻ đều là dấu hiệu chứng tỏ loài rùa mới hút nước để kiếm ăn. Do con mồi được chuyển trực tiếp vào thực quản, con rùa không có bộ hàm to khỏe bởi nó không phải cắn. S. mailakavava cũng có xương lưỡi ngoại cơ, hé lộ chúng có nhiều cơ bắp rất khỏe cho phép bạnh cổ họng mau chóng.
Rùa ếch nhanh miệng thuộc họ Pelomedusoidea, bao gồm nhiều loài còn sống ngày nay như rùa sông Nam Mỹ và Madagascar. Dù họ rùa này ngày nay không phân hóa nhiều, ghi chép hóa thạch cho thấy chúng gần như chinh phục mọi vùng đất trong quá khứ.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.
