Phát hiện hơn 100 cổ vật: Hé mở bí ẩn 3.000 năm của vương quốc thời cổ đại
Theo các nhà khảo cổ học Trung Quốc, hơn 100 cổ vật được tìm thấy tại một khu di tích ở Bắc Kinh có thể làm sáng tỏ bí ẩn về vương quốc Yên thời cổ đại.
Cụ thể, cuộc khai quật trên diễn ra tại di chỉ khảo cổ Lưu Ly Hà ở quận Phòng Sơn tại phía Tây Nam của Bắc Kinh, đã được khởi động từ năm 2019. Các chuyên gia từ 8 tổ chức, trong đó có Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Đại học Bắc Kinh tham gia khai quật.
Lưu Ly Hà được cho là kinh đô của vương quốc Yên trong thời Tây Chu (1046 TCN – 771 TCN). Khu di chỉ này có các bức tường thành làm bằng đất nện, hài cốt và các khu vực chôn cất.
Với hơn 3.000 năm lịch sử, Lưu Ly Hà trở thành nơi có thể tìm kiếm nguồn gốc sớm nhất của nền văn minh đô thị ở Bắc Kinh.
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy ở di chỉ Lưu Ly Hà.
Theo đó, từ tháng 10 – 12/2021, 5 ngôi mộ cổ, 3 khu nhà ở, một đường hào và hơn 100 cổ vật gồm đồ đồng, đồ sơn mài, đồ gốm, vỏ sò, đồ bằng ngà voi và lụa đã được khai quật ở di chỉ này.
Đặc biệt, với việc tìm thấy một chiếc bình đựng rượu bằng đồng ở một trong những ngôi mộ trên, khiến các nhà khảo cổ tin rằng những dòng chữ trên cổ vật này là bằng chứng về lịch sử xây dựng hơn 3.000 năm của Bắc Kinh.
Các chuyên gia khảo cổ học tìm thấy hơn 100 cổ vật ở khu di chỉ này.
Theo Cục Di sản Văn hóa thành phố Bắc Kinh, nội dung trên chiếc bình đồng khác với những chữ khắc trên các đồ tạo tác được khai quật từ những năm 1980. Tuy nhiên, những nội dung này bổ sung cho nhau và đây là những hiện vật có giá trị giúp nghiên cứu về lịch sử của vương quốc Yên.
Guo Jingning, một quan chức của Cục Di sản Văn hóa thành phố Bắc Kinh, cho biết, nỗ lực khai quật trước đó ở Lưu Ly Hà đã bị đình chỉ cách đây 4 thập kỷ vì mực nước ngầm dâng cao.
Theo ông Chen Mingjie, Giám đốc Cục Di sản Văn hóa thành phố Bắc Kinh, cuộc khai quật mới nhất lần này cung cấp thông tin quan trọng để tiến hành những nghiên cứu về nghi lễ, hệ thống phong kiến, phong tục mai táng và cách quy hoạch thành phố trong thời nhà Tây Chu.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
