Phát hiện khu định cư 3.000 năm ẩn giấu ở Serbia

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 10/11, các nhà khảo cổ học lần đầu tiên nhận thấy tàn tích của một khu vực hơn 3.000 năm tuổi khi xem xét các bức ảnh trên Google Earth về một vùng hoang dã trải dài 150km dọc theo sông Tisza của Serbia.

Hình ảnh vệ tinh đã tiết lộ một mạng lưới gồm hơn 100 công trình kiến trúc thời đồ Đồng ẩn giấu ở vùng đồng bằng Serbia.

Phát hiện khu định cư 3.000 năm ẩn giấu ở Serbia
Ảnh chụp từ trên không của vùng đất nông nghiệp ở Serbia, nơi có khu định cư thời đồ đồng hơn 3.000 năm trước. (Ảnh: Barry Molloy và cộng sự).

Tác giả chính của nghiên cứu Barry Molloy, phó giáo sư khảo cổ học tại Đại học College Dublin, Ireland cho biết: “Chúng tôi có thể thấy dấu vết của hơn 100 khu định cư ở thời kỳ cuối đồ đồng muộn. Điều thú vị về các địa điểm này là chúng tôi không chỉ xác định sự hiện diện của chúng trong những hình ảnh này mà còn đo kích thước của chúng và biết được cách mọi người tổ chức bố cục bên trong khu định cư của họ".

Ông cho biết thêm: “Thật là độc đáo trong khảo cổ học Thời đại đồ đồng châu Âu khi có được thông tin chi tiết như vậy về rất nhiều khu định cư trong một khu vực cụ thể”.

Một phần của mạng lưới thương mại rộng khắp

Trước đây, khu vực này, được gọi là Đồng bằng Pannonian, được cho là vùng nội địa không được sử dụng cho các khu định cư thời kỳ đồ đồng. Nhưng giờ đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là một minh chứng trong số nhiều khu định cư được tìm thấy trên khắp châu Âu, là một phần của mạng lưới thương mại rộng khắp vào thời đó.

Ngoài việc phân tích hình ảnh vệ tinh, đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã đích thân đến thăm địa điểm này bằng máy bay nhỏ và tìm thấy dấu vết của hàng chục công trình "ẩn trong tầm nhìn rõ ràng".

Hầu hết các khu bao quanh được xây dựng gần nhau, tương tự như các khu dân cư ngày nay, cho thấy cư dân "đã chọn sống rất chặt chẽ với nhau" trong điều mà Molloy mô tả là một "xã hội phức tạp và được tổ chức tốt".

“Các mảng đất không theo một đường thẳng cụ thể nào mà trải đều, nằm cách nhau vài chục mét”, Molloy cho biết. “Mặc dù chúng tôi cần khai quật để xác nhận chi tiết nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng đây là nơi sinh sống của nhiều đại gia đình”.

Do nông dân đã cày xới đất trong nhiều năm nên hình hài của nhiều khu vực gần như không thể nhìn thấy được từ mặt đất. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những gì còn sót lại của một số bức tường và mương, có thể được sử dụng làm thành lũy để giúp bảo vệ khu định cư.

Có một số manh mối giải thích tại sao khu định cư lại được củng cố nghiêm ngặt như vậy. Dựa trên việc phát hiện ra những cỗ xe bằng đất sét và vũ khí tại các nghĩa trang gần một số khu vực bao quanh, có khả năng cư dân ở đây "quen thuộc với chiến tranh" - không phải với nhau mà là với thế giới bên ngoài.

Các nhà nghiên cứu cũng khai quật được “số lượng lớn” hiện vật bao gồm đá mài dùng để chế biến ngũ cốc, mảnh gốm và mảnh đồng, trong đó có một chiếc ghim dùng để buộc quần áo.

Nhà nghiên cứu Molloy cho biết, việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ của xương động vật rải rác ở khu vực này đã xác nhận sự tồn tại cổ xưa của nơi này.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ không chắc chắn nguyên nhân khiến khu định cư bị bỏ hoang vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên. “Điều này cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn,” nhà nghiên cứu Molloy nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài chuột duy nhất sống ở độ cao 6.700m: Nơi không có thực vật nào có thể tồn tại vì khắc nghiệt

Phát hiện loài chuột duy nhất sống ở độ cao 6.700m: Nơi không có thực vật nào có thể tồn tại vì khắc nghiệt

Những xác ướp chuột thậm chí là chuột sống được tìm thấy ở độ cao 6.700m tại đỉnh núi lửa Nam Mỹ khiến các nhà khoa học cũng phải bất ngờ.

Đăng ngày: 27/11/2023
Tìm thấy nhà máy sản xuất vũ khí cổ nhất thế giới

Tìm thấy nhà máy sản xuất vũ khí cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về một nhà máy chuyên sản xuất đạn dùng cho ná cao su từ 7.200 năm trước.

Đăng ngày: 27/11/2023
Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm

Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm

Các nhà khoa học của Đại học New South Wales đã phát hiện ra mục đích của tấm đất sét Babylon 3.700 năm tuổi nổi tiếng, tiết lộ đây là bảng lượng giác cổ nhất và chính xác nhất thế giới.

Đăng ngày: 27/11/2023
Nghiên cứu mới gây choáng váng: Trước người hiện đại, một loài khác đã biết nói?

Nghiên cứu mới gây choáng váng: Trước người hiện đại, một loài khác đã biết nói?

Một loài xuất hiện trước người hiện đại Homo sapiens hàng trăm ngàn năm đã để lộ điều không tưởng trong hộp sọ hóa thạch, có thể khiến lịch sử tiến hóa phải được viết lại.

Đăng ngày: 27/11/2023
Chơi trò đào kho báu, bé trai 5 tuổi tìm thấy hóa thạch 500 triệu năm

Chơi trò đào kho báu, bé trai 5 tuổi tìm thấy hóa thạch 500 triệu năm

Hai cha con rủ nhau chơi trò đào kho báu khi đi leo núi, " hòn đá lạ" mà bé trai 5 tuổi nhặt được hóa ra là hóa thạch cổ sinh vật 500 triệu năm tuổi.

Đăng ngày: 25/11/2023
Chân dung xác ướp não to khác thường do bệnh hiếm

Chân dung xác ướp não to khác thường do bệnh hiếm

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên hé lộ gương mặt xác ướp của một thiếu niên Ai Cập mắc bệnh phì đại não sống cách đây 2.300 năm.

Đăng ngày: 24/11/2023
Khai quật di tích đại học Phật giáo cổ đại tại Bangladesh

Khai quật di tích đại học Phật giáo cổ đại tại Bangladesh

Một nhóm nhà khảo cổ học đến từ Cục Khảo cổ Chattogram, Sylhet và Comilla của Bangladesh đã khai quật được tàn tích của một khu cư trú cổ xưa; được cho là đại học Phật giáo nổi tiếng Pandit Vihar.

Đăng ngày: 24/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News