Phát hiện lỗ hổng rò rỉ nước ấm dưới đáy biển

Các nhà khoa học phát hiện lỗ hổng làm thất thoát loại nước ấm đặc biệt giống như chất bôi trơn, ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra động đất.


Lỗ rò rỉ Pythias Oasis phun nước ấm. (Video: UW)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington (UW) phát hiện lỗ rò rỉ phun lên dòng chất lỏng ấm từ đáy biển cách thành phố Newport, bang Oregon, Mỹ, khoảng 80 km, Futurism hôm 13/4 đưa tin. Mạch nước độc đáo này có tên Pythias Oasis và được mô tả trong nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science Advances. Các quan sát cho thấy nó bắt nguồn từ vùng nước sâu 4 km dưới đáy biển ở ranh giới của Cascadia - đới hút chìm ngoài khơi có nguy cơ gây ra trận động đất 9 độ ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Các nhà khoa học phát hiện điều này trong chuyến đi trên tàu nghiên cứu RV Thomas G. Thompson. Sonar (hệ thống định vị thủy âm) của tàu ghi nhận những chùm bong bóng xuất hiện ở độ sâu khoảng 1,2km dưới mặt biển. Khi thăm dò thêm bằng robot, nhóm chuyên gia nhận thấy bong bóng chỉ là một thành phần nhỏ của mạch chất lỏng ấm, khác biệt về mặt hóa học phun ra từ trầm tích đáy biển.

"Các nhà khoa học thám hiểm theo hướng đó và những gì trông thấy không chỉ là bong bóng methane mà là nước thoát ra từ đáy biển như vòi phun. Đó là điều mà tôi chưa từng thấy và theo tôi biết, cũng chưa từng được quan sát trước đây", đồng tác giả Evan Solomon, phó giáo sư hải dương học tại UW, cho biết.

Quan sát từ các chuyến thám hiểm sau đó cho thấy, chất lỏng phun lên ấm hơn nước biển xung quanh 9 độ C. Các tính toán chỉ ra, chất lỏng chảy thẳng ra từ đới hút chìm Cascadia, nơi có nhiệt độ ước tính khoảng 150 - 250 độ C.


Chất lỏng phun lên ấm hơn nước biển xung quanh 9 độ C

Theo Solomon, sự rò rỉ này xảy ra gần các đứt gãy dọc cắt ngang đới hút chìm Cascadia khổng lồ. Các đứt gãy này - nơi những mảng vỏ đại dương và trầm tích trượt qua nhau - tồn tại do mảng đại dương va vào mảng lục địa theo một góc nhất định, gây áp lực lên mảng lục địa phía trên. Việc thất thoát chất lỏng từ ranh giới đới hút chìm qua các đứt gãy này rất đáng chú ý vì nó làm giảm áp suất chất lỏng giữa các hạt trầm tích, do đó làm tăng ma sát giữa mảng đại dương và mảng lục địa.

Solomon cho biết, chất lỏng thoát ra từ vùng đứt gãy giống như chất bôi trơn bị rò rỉ. Điều đó làm tăng nguy cơ động đất vì lượng chất bôi trơn giảm đồng nghĩa áp lực có thể tích tụ và tạo ra trận động đất có sức tàn phá lớn.

Đây là địa điểm đầu tiên thuộc loại này được giới khoa học biết đến, theo Solomon. "Pythias Oasis cung cấp thông tin hiếm hoi về những quá trình diễn ra sâu dưới đáy biển. Đặc điểm hóa học cho thấy chất lỏng này đến từ gần ranh giới các mảng. Điều đó cho thấy các đứt gãy gần đó điều chỉnh áp suất chất lỏng và hoạt động trượt dọc theo đới hút chìm Cascadia trung tâm", đồng tác giả Deborah Kelley, giáo sư hải dương học tại UW, nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Đăng ngày: 09/05/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Đăng ngày: 07/05/2025
Loài cá quen thuộc này đã đẩy

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng

Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.

Đăng ngày: 02/05/2025
Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất

Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất

Cá mập là một trong những loài nguy hiểm nhất trên hành tinh của chúng ta, chúng còn được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Đăng ngày: 30/04/2025
Thiện chiến là vậy, nhưng cá voi sát thủ lại chịu thua trước những

Thiện chiến là vậy, nhưng cá voi sát thủ lại chịu thua trước những "thần hộ mệnh" hiền hòa này

Cá voi lưng gù bảo vệ hải cẩu, cá mặt trăng và nhiều loài khác khỏi "hung thần" đại dương và họ hàng của nó: cá voi sát thủ.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News