Phát hiện lò magma chưa từng thấy dưới Địa Trung Hải

Lò magma khổng lồ bên dưới ngọn núi lửa Kolumbo đã được các nhà khoa học tìm thấy nhờ sử dụng kỹ thuật nghiên cứu sóng địa chấn.

Nằm sâu 500 m dưới bề mặt nước biển, cách hòn đảo Santorini của Hy Lạp khoảng 7 km, Kolumbo là một trong những ngọn núi lửa ngầm hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Theo các tài liệu lịch sử, lần phun trào cuối cùng của nó vào năm 1650 đã giết chết ít nhất 70 người.

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Geochemistry, Geophysics, Geosystems, các nhà địa chất học đã phát hiện một lò magma - còn gọi là buồng magma hay hốc magma - chưa từng được biết đến đang phát triển bên dưới Kolumbo và có thể kích hoạt một vụ phun trào lớn trong vòng 150 năm tới, Live Science hôm 16/1 đưa tin.

Phát hiện lò magma chưa từng thấy dưới Địa Trung Hải
Một phần miệng núi lửa Kolumbo dưới Địa Trung Hải chụp bởi hệ thống giám sát núi lửa quốc tế. (Ảnh: SANTORY)

Lò magama là những vũng đá nóng chảy lớn tích tụ bên dưới bề mặt Trái đất. Do ít đậm đặc hơn lớp đá xung quanh, đá nóng chảy có xu hướng dâng lên qua các vết nứt và xuyên qua lớp vỏ hành tinh. Nếu tìm được đường lên bề mặt, nó sẽ tạo ra một vụ phun trào núi lửa.

Những hốc magma này thường nằm sâu bên dưới núi lửa nên rất khó phát hiện. Theo dõi những ngọn núi lửa ngầm còn thách thức hơn vì khó lắp đặt máy đo địa chấn dưới đại dương. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thử một kỹ thuật đặc biệt để tìm hiểu cơ chế bên trong núi lửa Kolumbo.

Cụ thể, họ sử dụng phương pháp được gọi là nghịch đảo toàn dạng sóng (FWI), dùng sóng địa chấn nhân tạo để tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao, cho thấy đá ngầm cứng hay mềm như thế nào.

"FWI tương tự siêu âm y tế", đồng tác giả Michele Paulatto, nhà nghiên cứu núi lửa tại Đại học Hoàng gia London, ví von. "Nó sử dụng sóng âm thanh để xây dựng hình ảnh cấu trúc ngầm của một ngọn núi lửa".

Sóng địa chấn di chuyển với tốc độ khác nhau qua Trái đất tùy thuộc vào độ cứng của đá mà chúng xuyên qua. Ví dụ, một loại sóng địa chấn được gọi là sóng P di chuyển chậm hơn nếu gặp đá lỏng, giống như magma, so với khi xuyên qua đá cứng. Bằng cách thu thập dữ liệu về vận tốc của sóng địa chấn truyền qua mặt đất, các nhà địa chất học có thể biết được nơi magma đang hình thành.

Khi ở trên tàu nghiên cứu gần Kolumbo, nhóm của Paulatto đã dùng thiết bị nén hơi bắn vào núi lửa, tạo ra sóng địa chấn ở mặt đất bên dưới. Những sóng địa chấn đó được đo bằng thiết bị đặc biệt dưới đáy biển.

Dữ liệu từ các bản ghi địa chấn cho thấy vận tốc bên dưới núi lửa giảm đáng kể, chứng tỏ sự hiện diện của một lò magma, thay vì chỉ toàn là đá rắn. Các tính toán chi tiết hơn tiết lộ lò magma này đã tăng lên với tốc độ 4 triệu m3 mỗi năm kể từ lần phun trào năm 1650 và hiện chứa khoảng 1,4 km3.

Theo tác giả đầu tiên của nghiên cứu Kajetan Chrapkiewicz, nhà địa vật lý tại Đại học Hoàng gia London, lò magma có thể đạt tới 2km3 trong vòng 150 năm tới. Đó là lượng magma ước tính mà Kolumbo đã phun ra gần 400 năm trước.

Nghiên cứu mới cho thấy tầm quan trọng của việc giám sát chặt chẽ các núi lửa dưới đáy biển. Không giống như động đất, núi lửa phun trào có thể được dự đoán ở một mức độ nào đó, nhưng chỉ khi các chuyên gia có đủ dữ liệu về sự chuyển động của magma bên dưới núi lửa.

"Chúng tôi cần dữ liệu tốt hơn về những gì thực sự diễn ra bên dưới những ngọn núi lửa ngầm. Các hệ thống giám sát liên tục sẽ cho phép tính tốt hơn về thời điểm xảy phun trào magma. Với những hệ thống này, chúng ta có thể dự đoán một vụ phun trào vài ngày trước khi nó xảy ra, nhờ đó mọi người có thể sơ tán và giữ an toàn", Chrapkiewicz nhấn mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người

Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.

Đăng ngày: 17/01/2023
Top 7 rãnh đại dương sâu nhất Trái đất: Số 1 vượt xa trí tưởng tượng của nhiều người

Top 7 rãnh đại dương sâu nhất Trái đất: Số 1 vượt xa trí tưởng tượng của nhiều người

Đại dương vẫn là một khu vực còn rất ít được khám phá. Đại dương là một thiên đường tự nhiên với những cảnh quan đẹp đẽ những cũng chứa nhiều bí ẩn.

Đăng ngày: 12/01/2023
Khúc gỗ phủ đầy hà ngỗng quý hiếm trôi dạt vào bờ biển

Khúc gỗ phủ đầy hà ngỗng quý hiếm trôi dạt vào bờ biển

Khúc gỗ phủ đầy hà ngỗng quý hiếm (hay còn gọi là " ngón tay quỷ") trị giá hàng nghìn USD đã trôi dạt vào bờ biển Jurassic, di sản thế giới bên bờ eo biển Manche, miền Nam nước Anh.

Đăng ngày: 12/01/2023
Phát hiện mới về loài cá mập búa làm choáng váng giới khoa học

Phát hiện mới về loài cá mập búa làm choáng váng giới khoa học

Các nhà khoa học đã lấy DNA của tám trong số chín loài cá mập đầu búa và sử dụng nó để xem xét mối quan hệ giữa chúng. Kết quả khiến họ choáng váng.

Đăng ngày: 11/01/2023
Camera ghi lại được nhiều loại sinh vật mới ở biển sâu phía Tây Australia

Camera ghi lại được nhiều loại sinh vật mới ở biển sâu phía Tây Australia

Các nhà khoa học dùng các thiết bị hiện đại ghi hình được những loài sinh vật mới, trong đó có hải sâm bay, nhím biển có gai phát sáng và cua khổng lồ, ở biển sâu thuộc công viên hải dương Gascoyne.

Đăng ngày: 09/01/2023
Cá voi xám sinh con trước mắt du khách

Cá voi xám sinh con trước mắt du khách

Những người đi biển ở California may mắn được thưởng thức trải nghiệm " chỉ có một lần trong đời" khi chứng kiến ​​cận cảnh cá voi xám sinh con.

Đăng ngày: 07/01/2023
Cá ngừ vây xanh khổng lồ được bán đấu giá 275.000 USD

Cá ngừ vây xanh khổng lồ được bán đấu giá 275.000 USD

Một con cá ngừ vây xanh khổng lồ đã được bán đấu giá với giá 275.000 USD trong đợt bán đầu tiên của năm mới tại chợ cá Toyosu ở Tokyo, Nhật Bản.

Đăng ngày: 06/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News