Phát hiện lô vũ khí cổ đại đặc biệt từ trận chiến La Mã
Hàng trăm vũ khí từ thời La Mã đã được khai quật trong một công viên thành phố ở phía đông nam nước Pháp.
Theo tờ Le Figaro, những vũ khí được phát hiện này được cho là tàn dư của Trận chiến Lyon, diễn ra vào ngày 19/2/197 sau Công nguyên. Đây được xem là trận chiến lớn nhất giữa hai đội quân La Mã.
Số vũ khí từ trận chiến La Mã được tìm thấy dưới lòng đất ở công viên Clos de la Visitation thuộc thành phố Lyon (Pháp), bao gồm các đầu mũi tên, mảnh vũ khí và thiết bị quân sự, thậm chí cả đầu người đã bị chặt bỏ.
Hơn 350 vật phẩm từ một trận chiến La Mã cổ đại đã được khai quật.
Trong số hơn 350 đồ vật được phát hiện, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy mũ sắt, mũi giáo, kiếm và hai móc câu bằng đồng.
Phát hiện này được các nhà khảo cổ học công bố sau khi tham gia khai quật dưới lòng đất ở công viên Clos de la Visitation. Hoạt động này bắt đầu từ hôm 3/7, só sự tham gia của sinh viên.
Chia sẻ với tạp chí Lyon Capitale, sinh viên tại Đại học Lyon 2, Caroline Lefèvre nói rằng: "Thật tuyệt khi tôi được tham gia vào lĩnh vực này. Đó là một sự khác biệt hoàn toàn với lý thuyết”.
Khu vực được nhóm nghiên cứu khai quật được cho là nằm tại một nhà kho cất giữ vũ khí - địa điểm đắc địa để tìm kiếm những di vật từ trận chiến La Mã. Những cuộc khai quật này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu được "niên đại của doanh trại đội quân, hình thức và chức năng của chúng”.
Benjamin Clémenti, giáo sư và nhà nghiên cứu tại Đại học Franche-Comté và giám đốc của các cuộc khai quật này cho biết: "Các cấp độ của các doanh trại này có liên quan đến trận chiến nổi tiếng của Lyon vào ngày 19/2/197".
Trận chiến Lyon, còn được gọi là Trận Lugdunum, xảy ra giữa quân đội của hoàng đế La Mã Septimius Severus và kẻ soán ngôi La Mã Clodius Albinus. Tổng quân số của cả hai quân đội được cho là lên tới 300.000 người. Hoàng đế La Mã Septimius Severus đã giành chiến thắng trong trận chiến, chặt đầu Clodius Albinus.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cho biết, sẽ không tiến hành các cuộc khai quật trong năm tới vì các nhà nghiên cứu mong muốn tập trung thời gian này để nghiên cứu những phát hiện từ trước và xuất bản một số tài liệu nghiên cứu về di tích.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
