Phát hiện cổng vào thành phố cổ bỏ hoang hơn 2.000 năm trước

Các nhà khoa học tìm thấy cánh cổng xây từ những khối đá lớn dẫn vào thành phố cổ Ullastret, nơi từng có tới 6.000 cư dân.

Thành phố Ullastret, tồn tại ít nhất từ thế kỷ 6 trước Công nguyên và bị bỏ hoang vào thế kỷ 2 hoặc 3 trước Công nguyên, được phát hiện vào những năm 1930. Các nhà khoa học nỗ lực khai quật nơi này trong những thập kỷ qua và mới đây, họ tìm thấy cánh cổng đồ sộ dẫn vào thành phố giữa hồ Ullastret, hồ nước đã khô cạn cách đây hơn 100 năm ở Tây Ban Nha, Newsweek hôm 7/7 đưa tin.


Các chuyên gia khai quật cổng vào thành phố cổ dưới hồ cạn Ullastret. (Ảnh: Bảo tàng Khảo cổ Catalonia)

"Đây là một trong những phát hiện quan trọng nhất do nhóm thực hiện trong những năm gần đây", Bảo tàng Khảo cổ Catalonia cho biết trong một bài thông báo trên mạng xã hội Facebook.

Cánh cổng dẫn đến khu vực thấp hơn của thành phố và có những khối đá khổng lồ bao quanh. Nó được phát hiện trong chuyến khai quật của Bảo tàng Khảo cổ Catalonia và tổ chức SPAHI ngày 6 - 30/6 tại hồ Ullastret. Trước đó, vào năm 2016, các nhà khảo cổ cũng từng đưa ra giả thuyết rằng có thể tồn tại một lối vào thành phố đồ sộ dưới lòng hồ.

Lối vào gồm hai nhánh song song, mỗi nhánh có chiều ngang 2,3m, xây bằng những khối đá lớn được gia công tốt, xếp vuông góc với đoạn tường bao quanh khu vực phía tây thành phố. Những bức tường này chạy quanh một hành lang rộng 4m, đóng vai trò là điểm bắt đầu của một trong những con đường chính của thành phố.

Thành phố do bộ tộc Indigete xây dựng và là đô thị lớn nhất tại Catalonia thời đó. Những tàn tích từng được tìm thấy trong thành phố bao gồm nhà cửa, kho chứa ngũ cốc và đền thờ. Giới chuyên gia cho rằng vào thời kỳ đỉnh cao, thành phố có hơn 6.000 người sinh sống.

Lối vào mới phát hiện đã bị các khối đá chặn hoàn toàn. Nhóm khảo cổ cho rằng lý do là để đóng cửa thành phố sau khi nó bị bỏ hoang. Thành phố bị bỏ hoang vào cuối thế kỷ 3 hoặc đầu thế kỷ 2 trước Công nguyên, có thể do cuộc chiến tranh Punic lần thứ hai ở phía đông bắc bán đảo Iberia. Cuộc chiến này kéo dài từ năm 218 đến năm 201 trước Công nguyên, giữa nền văn minh Carthage, cai trị phần lớn Bắc Phi và Tây Ban Nha, với người La Mã, lúc đó thống trị Italy và các đảo Sardinia, Corsica.

Các nhà khảo cổ hy vọng có thể tiếp tục nghiên cứu địa điểm này để hiểu thêm về cuộc sống của người dân tại đây và lý do họ rời bỏ thành phố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là

Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là "con lai" của loài người khác

Các nhà khoa học đã phát hiện thêm một khác biệt giữa những người Homo sapiens thuần chủng và những người có liên quan đến cuộc hôn phối dị chủng với một loài người khác tận 60.000 năm trước.

Đăng ngày: 19/02/2025
Sống gần con người, một sinh vật đang

Sống gần con người, một sinh vật đang "tiến hóa ngược", não lớn bất thường

Trong vòng 150 năm qua, một sinh vật thường hiện diện bên cạnh con người đã lặng lẽ phát triển hộp sọ và bộ não lớn hơn một cách khó hiểu.

Đăng ngày: 18/02/2025
Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Một nhóm nghiên cứu đã kết hợp rất nhiều hồ sơ lịch sử với các phân tích mới về hài cốt người Maya trong thời kỳ cuối của đế chế, chỉ ra một dạng ngày tận thế mà chính chúng ta cũng có thể đối mặt trong tương lai.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên

Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên

Tháp đá đồ sộ nặng 1.168 tấn, cao khoảng 42m, có những vết nứt do một sự cố thời xưa và không thể dựng lên làm tượng đài.

Đăng ngày: 16/02/2025
Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu

Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu

Ngày nay, gần một nửa dân số thế giới nói ngôn ngữ Ấn-Âu như ngôn ngữ thứ nhất.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News