Phát hiện loài cá siêu quý hiếm dưới biển

Cách bề mặt nước 600-800m (gọi là vùng hoàng hôn hoặc vùng trung sinh), những con cá với cái đầu trong suốt bao bọc đôi mắt hướng lên trên như những quả cầu ngọc lục bảo đầy mê hoặc. Đó là những thấu kính hình cầu khổng lồ nằm trên một cặp ống mắt dài màu bạc. Chúng là những con cá mắt trống (Macropinna microstoma).

Sắc xanh lá cây (thực ra xuất phát từ một sắc tố màu vàng) hoạt động như một loại kính râm, giúp chúng theo dõi con mồi của mình.

Dưới đại dương không có nơi nào để ẩn náu, nhiều loài động vật sống ở đây có bụng phát sáng để ngụy trang đối quang và tự bảo vệ. Bởi những con mồi phát quang sinh học rất khó phát hiện khi ánh xanh mờ ảo của mặt trời hắt xuống. Nhưng cá mắt trống tinh nhanh hơn một bước.


Cá mắt trống có đôi mắt nhạy cảm với ánh sáng, có thể xoay trong một mái vòm che chắn trong suốt. Hai đốm trên miệng tương tự như lỗ mũi của con người. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey).

Bruce Robison, nhà sinh vật học biển sâu tại Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey ở California, cho biết sắc tố mắt của cá mắt trống cho phép chúng phân biệt giữa ánh sáng mặt trời và phát quang sinh học. Nó giúp loài này có thể nhìn rõ những con vật đang cố gắng lẩn xóa bóng của chúng trong làn nước.

Đôi mắt hình ống của cá mắt trống rất nhảy cảm và hấp thụ nhiều ánh sáng nên thuận lợi trong vùng tối như mực của vùng biển.

Sau nhiều năm quan sát những con cá chết và bị mắc lưới, đội ngũ của ông Bruce đã hiểu hơn về loài các này, thông qua một loại camera chuyên dụng được điều khiển từ xa.

"Đột nhiên có một bóng đèn sáng lên và tôi bỗng hiểu ra vấn đề. Chúng có thể xoay mắt", ông nói. Điều này nghĩa là cá mắt trống có thể theo dõi con mồi trôi xuống dưới nước cho đến khi nó ở ngay trước miệng chúng.

Quan sát một con cá mắt trống bơi dưới biển sâu, ông Bruce còn phát hiện một thứ mà các nhà khoa học khác trước đây đã bỏ qua.

Ông nói: "Chúng có một mái vòm che chắn mắt giống như phần đầu của máy bay phản lực", khi chỉ vào phần trong suốt trên lưng chúng, phần đã bị xé ra khỏi các mẫu vật mà ông đã mang khỏi biển.

Phần mái che này giúp bảo vệ mắt của cá mắt trống khi chúng cướp thức ăn từ xúc tu châm chích của siphonophore - các sinh vật trong suốt, có những sợi thân dài nguy hiểm trôi trong vùng nước sâu.

Người ta đã tìm thấy trong dạ dày của cá mắt trống có hỗn hợp thức ăn, bao gồm xúc tu của siphonophore, các động vật giáp xác nhỏ là thức ăn của siphonophore như bộ chân kiếm.

Chiến thuật săn mồi của cá mắt trống là bơi tới chỗ các siphonophore, và rỉa những con mồi nhỏ bị mắt kẹt trong các xúc tu của siphonophore, sử dụng tấm khiên trong suốt để bảo vệ đôi mắt xanh ngọc tránh bị đốt.

Tuy nhiên, việc tìm thấy cá mắt trống trong tự nhiên không phải điều dễ dàng.

Trong sự nghiệp 30 năm của mình, ông Bruce mới chỉ thấy loài cá dài 15 cm này còn sống khoảng 8 lần. "Chúng tôi dành rất nhiều thời gian để khám phá dưới biển, vì vậy tôi có thể tự tin nói rằng chúng khá hiếm", ông nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News