Chuyên gia thần kinh học tiết lộ bí quyết thoát khỏi căng thẳng tinh thần
Hít thở là một trong những chức năng cơ bản nhất của cơ thể con người, cơ bản đến mức chúng ta không hề để ý đến việc mình hít thở liên tục, không ngừng.
Không những thế, các chuyên gia còn cho biết hít thở có những tác dụng cực kỳ hữu ích, trong đó có tác dụng cắt cơn căng thẳng trước khi chúng ta rơi vào tình trạng hoảng sợ.
Hít thở có kiểm soát sẽ quyết định việc tim bơm máu đi khắp cơ thể nhanh hay chậm. (Ảnh: nerthuz/Adobe).
Nhà thần kinh học Andrew Huberman, Giáo sư trường Đại học Stanford, Mỹ, cho biết động tác hít thở gọi là "thở dài tâm lý" hoàn toàn có thể giúp bạn thoát khỏi cơn căng thẳng.
Kỹ thuật thở này rất đơn giản, dựa trên giải phẫu cơ thể con người. Về cơ bản, khi bạn hít vào, cơ hoành và các cơ khác làm cho lồng ngực của bạn nở ra. Khi đó, tim cũng mở theo. Và khi bạn thở ra, mọi thứ bị nén lại. Sử dụng nhịp thở để kiểm soát chuỗi mở và đóng này có thể dễ dàng làm tan biến cơn căng thẳng.
Cùng với nhịp tim, lưu thông máu cũng tăng hoặc giảm. Hệ thần kinh sẽ nhận biết điều này. Khi bạn hít vào một hơi dài hơn thở ra, tim sẽ đập nhanh hơn. Còn khi thở ra chậm hơn hít vào thì tim đập chậm lại.
Bạn có thể lợi dụng cơ chế hoạt động này để chế ngự căng thẳng bằng cách hít vào nhanh 2 lần qua mũi, rồi thở ra một hơi dài qua miệng. Về cơ bản động tác "thở dài tâm lý" này làm cho tim đập chậm lại, nhờ đó bạn sẽ tránh được rủi ro trở nên hoảng sợ do căng thẳng quá mức. Điều này rất có ích trước khi mọi thứ bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.
Nếu bạn đang tìm cách thoát khỏi căng thẳng, hãy lặp lại động tác thở như trên từ 1 đến 3 lần. Có một số kỹ thuật thở khác cũng có tác dụng tương tự. Chúng cũng dựa vào nguyên tắc thở ra chậm hơn hít vào để buộc tim và lồng ngực bị nén lại và làm chậm lưu thông máu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng động tác thở này để làm tim đập chậm lại khi bạn muốn nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe
Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
