Phát hiện loài chim săn mồi "mất tích" nửa thế kỷ

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ngày 13-9 cho biết vừa phát hiện loài chim săn mồi vốn "biến mất" suốt 50 năm qua.

Một nhiếp ảnh gia mới đây đã khiến các nhà khoa học kinh ngạc khi chụp được ảnh một con chim diều hâu New Britain - loài chim săn mồi thuộc danh sách loài đang bị đe dọa tuyệt chủng tại Papua New Guinea. Đây là lần đầu tiên trong hơn 50 năm, sự xuất hiện của loài chim này được ghi lại.

Phát hiện loài chim săn mồi mất tích nửa thế kỷ
Một con chim diều hâu New Britain ở Pomio, tỉnh East New Britain (Papua New Guinea) - (Ảnh: Tom Vierus/WWF-PACIFIC/AFP).

Chim diều hâu New Britain chỉ được tìm thấy trên đảo New Britain của Papua New Guineađược coi là loài đang bị đe dọa, mặc dù hiện có rất ít thông tin về tình trạng của loài chim này.

Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) ước tính có khoảng 2.500 - 10.000 con trưởng thành trong tự nhiên, nhưng bản chất khó nắm bắt của loài chim này khiến các nhà khoa học khó xác nhận thông tin chi tiết.

Trên thực tế, chim diều hâu New Britain khác thường đến mức nhiếp ảnh gia Tom Vierus tại Fiji thậm chí ban đầu còn không phát hiện ra đã chụp được ảnh của loài chim này. Trong một thông cáo của WWF, anh chia sẻ rất ngạc nhiên khi biết rằng đây dường như là bức ảnh đầu tiên về "loài mất tích" lâu nay.

Theo ông John Mittermeier, giám đốc Cơ quan Tìm kiếm các loài chim mất tích, thuộc Tổ chức Bảo tồn chim (Mỹ), tài liệu khoa học gần đây về loài này dường như là một mẫu thu được từ năm 1969, hiện được lưu giữ tại một bảo tàng của Mỹ. Mặc dù đôi khi có những báo cáo cho thấy loài chim này tồn tại, nhưng diều hâu New Britain đã không xuất hiện trong các tài liệu ảnh, âm thanh và mẫu vật trong 55 năm qua.

WWF nhấn mạnh việc phát hiện ra diều hâu New Britain cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ khu vực trên khỏi các mối đe dọa như từ hoạt động khai thác gỗ và khai khoáng.

Hiện nhiều công ty đang tiến hành khai thác trữ lượng lớn vàng, đồng, niken, khí tự nhiên và gỗ tại quốc gia châu Đại dương này. Theo WWF, đây cũng là nơi có khu rừng nhiệt đới nguyên sinh lớn thứ ba thế giới, trong khi các nhà môi trường cảnh báo có rất ít nghiên cứu được thực hiện về hệ sinh thái đa dạng và phong phú hiện đang gặp rủi ro.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Zimbabwe sắp giết 200 con voi để giải quyết nạn đói

Zimbabwe sắp giết 200 con voi để giải quyết nạn đói

Zimbabwe sẽ tiêu diệt 200 con voi trong tình hình quốc gia này đang phải đối mặt hạn hán chưa từng có dẫn tới thiếu thốn lương thực.

Đăng ngày: 16/09/2024
Loài cá nhìn như cây nấm có giá lên đến vài tỷ đồng

Loài cá nhìn như cây nấm có giá lên đến vài tỷ đồng

Cá đuối nước ngọt Polka Dot có vẻ ngoài nổi bật và khác so với các loài các đuối thông thường.

Đăng ngày: 15/09/2024
Cảnh giác tình trạng rắn độc theo dòng nước lũ bơi vào nhà

Cảnh giác tình trạng rắn độc theo dòng nước lũ bơi vào nhà

Nước lũ dâng cao tại các tỉnh phía Bắc nước ta khiến các loài rắn phải tìm nơi khô ráo để trú ngụ, điều này có thể dẫn đến nguy cơ đụng độ giữa rắn và con người, gây ra tai nạn bị rắn cắn.

Đăng ngày: 14/09/2024
Hòn đảo Nhật quyết định xóa sổ cầy mangut

Hòn đảo Nhật quyết định xóa sổ cầy mangut

Nhật Bản tiêu diệt tất cả cầy mangut trên một hòn đảo cận nhiệt đới sau khi loài vật này phớt lờ những con rắn độc chúng cần săn và giết thỏ địa phương nguy cấp.

Đăng ngày: 14/09/2024
Đàn sư tử lao tới tấn công hươu cao cổ

Đàn sư tử lao tới tấn công hươu cao cổ

Những con sư tử trong đàn luân phiên nhảy lên lưng hươu cao cổ để tấn công, nỗ lực hạ gục con mồi to lớn với chiều cao vượt trội.

Đăng ngày: 13/09/2024
Đại bàng vàng đã được con người thuần hóa để thành

Đại bàng vàng đã được con người thuần hóa để thành "trợ thủ" khi đi săn như thế nào?

Đại bàng vàng, biểu tượng của sức mạnh và quyền uy trên bầu trời, từ lâu đã được người dân du mục chinh phục bằng một kỹ thuật thuần hóa cổ xưa mang tên " Ngao Ưng Thuật".

Đăng ngày: 12/09/2024
Lươn chui khỏi bụng cá sau khi bị nuốt

Lươn chui khỏi bụng cá sau khi bị nuốt

Lươn Nhật Bản thành công trườn ngược ra khỏi dạ dày của cá săn mồi, rồi thoát qua khe mang.

Đăng ngày: 11/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News