Phát hiện loài cóc mày mới ở Việt Nam
Các nhà khoa học Úc, Việt Nam vừa phát hiện và công bố một loài cóc mày ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc cao nguyên miền Trung Việt Nam trên tạp chí Zootaxa 2796: 15–28 (2011).
Cóc mày bi đúp Leptolalax bidoupensis. (Ảnh Trần thị Anh Đào – Đại học KHTN thành phố HCM)
Đây cũng là ghi nhận mới về phân bố của giống Leptolalax ở phía Nam .
Loài mới được phân biệt với các loài khác trong cùng giống nhờ vào các đặc điểm:mặt bụng có màu đỏ nâu đậm với các đốm trắng nằm kháp trên phần cổ họng, mặt dưới của tay và chân; mống mắt có hai màu, nửa trên màu đồng đỏ và nửa dưới ngả sang màu xám đỏ; da gần như trơn láng không có các nếp gấp da; xương chày tương đối ngắn.
Hiện tại loài mới này được ghi nhận ở những khu rừng thường xanh, ở độ cao 1620–1730 m so với mực nước biển.
Loài đang được đề nghị bổ sung vào mục Dữ liệu thiếu của sách Đỏ IUCN.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
