Phát hiện loài động vật mới có hơn 200 chân ở đáy biển sâu
Một đội ngũ các nhà sinh học biển đã công bố phát hiện loài động vật mới với hơn 200 chân ở đáy biển sâu của vịnh Alaska.
Các nhà nghiên cứu lần lượt là Francisco A Solís Marín, Andrea A Caballero Ochoa, Carlos A Conejeros-Vargas, tất cả đều là giáo sư của Viện Khoa học Biển và Đầm hồ học ở Mexico.
Hải sâm Synallactes mcdanieli. (Ảnh: BIODIVERSITY DATA JOURNAL).
Trong báo cáo đăng trên chuyên san Biodiversity Data, đội ngũ giáo sư mô tả một dạng hải sâm sống ở đáy biển sâu, thân phủ màu hồng tím nhạt và 214 cái chân mọc đan chéo khắp cơ thể.
Giáo sư Conejeros-Vargas và nhóm của ông đặt tên cho loài động vật mới theo tên nhà tự nhiên học Canada Neil McDaniel, chuyên gia nghiên cứu đủ loài sinh vật biển, trong đó có hải sâm.
Vì thế, loài hải sâm mới được phát hiện có tên khoa học là Synallactes mcdanieli, còn gọi là Hải sâm McDaniel.
Như các loài hải sâm khác, hải sâm McDaniel tận tụy với công việc dọn dẹp đáy biển. Chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu từ 21 đến 427 m ở vịnh Alaska.
Hải sâm McDaniel sử dụng hàng trăm chân để xoay xở di chuyển ở đáy biển và dùng xúc tu để bắt lấy trầm tích đủ loại để làm thức ăn.
Theo ông Arnold Rakaj, nhà sinh học biển của Đại học Rome (Ý), các loài hải sâm có chế độ ăn tạp gồm chất thải từ cá, tảo biển và những vật chất sinh học khác bám ở đáy biển.
Chúng được mệnh danh là những lao công cần mẫn của các đại dương, với nhiệm vụ dọn dẹp rác thải nơi biển sâu.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ
Được biết tới kể từ năm 2010, những đốm màu khổng lồ ở Thái Bình Dương đã trở thành một bí ẩn với những ai chứng kiến.
