Phát hiện loài giông kỳ lạ ở Mỹ

Các nhà khoa học vừa tìm thấy loài kỳ giông không phổi trong một dòng suối nhỏ ở dãy núi Appalachian của Mỹ. Chúng có nhiều điểm khác biệt so với những loài kỳ giông mà con người từng biết.

Loài kỳ giông mới không được xếp vào bất kỳ họ kỳ giông nào mà chúng ta đã biết. Chúng hô hấp qua da và được gọi là Urspelerpes brucei hay "kỳ giông mũi đốm" do có mảng màu vàng trên mũi. Chiều dài trung bình của chúng là 25-26 cm.

"Trong suốt 50 năm qua không có bất kỳ loài động vật lưỡng cư hay động vật 4 chân có xương sống nào được tìm thấy tại Mỹ. Vì thế đây là phát hiện đáng ngạc nhiên đối với chúng tôi", nhà sinh học Carlos Camp của Đại học Piedmont phát biểu.

Trên toàn thế giới có gần 500 loài kỳ giông, trong đó 2/3 không có phổi và hô hấp qua những lỗ thủng trên lớp da ẩm ướt. Vùng cao nguyên Appalachian ở phía đông nam nước Mỹ là nơi có khá nhiều loài kỳ giông không phổi. Chúng sống ở những nơi ẩm ướt hoặc có độ ẩm cao như suối, vách đá, cây, tầng lá rụng trong rừng, hang dưới lòng đất. 

Phát hiện loài giông kỳ lạ ở Mỹ

Con đực có hai sọc đen chạy dọc theo cơ thể, trong khi con cái không có sọc đen. (Ảnh: National Geographic)

"Các loài kỳ giông ở Mỹ nói chung và cao nguyên Appalachian nói riêng được nghiên cứu kỹ lưỡng và liên tục trong hơn một thế kỷ qua. Do đó việc phát hiện một loài hoàn toàn mới là điều mà không ai ngờ tới", Campgiải thích.

Kỳ giông mũi đốm có kích thước cơ thể nhỏ hơn tất cả những loài kỳ giông từng được biết đến ở Mỹ. Chúng cũng là loài kỳ giông không phổi duy nhất mà con đực có màu sắc và họa tiết khác con cái - một đặc điểm vốn chỉ có ở các loài chim. Những cá thể đực có lưng vàng và hai hàng sọc sẫm chạy dọc theo cơ thể. Màu vàng trên cơ thể con cái nhạt hơn và chúng không có sọc sẫm. Con đực có 15 đốt xương sống trong khi con cái có 16 đốt.

Cá thể đực và cá thể cái của phần lớn loài kỳ giông không phổi có kích thước khác nhau, song ở loài kỳ giông mũi đốm chúng lại có kích thước tương đương. Chúng có 5 ngón chân, trong khi đa số loài kỳ giông khác chỉ có 4 ngón. Hành vi và lối sống của kỳ giông mũi đốm vẫn là điều bí ẩn. Cấu trúc răng và hàm cho thấy chúng bắt những loài động vật nhỏ, như côn trùng, bằng chiếc lưỡi có khả năng phóng ra ngoài giống như những loài kỳ giông không phổi khác.

Nhóm của Camp mới tìm thấy 8 con kỳ giông mũi đốm trưởng thành. Tất cả chúng đều sống trong dòng suối nhỏ. 4 con ẩn nấp sau những tảng đá và 4 con khác dưới lớp lá mục. 3 con là giống cái và đều có trứng.

Phát hiện loài giông kỳ lạ ở Mỹ

Từ khóa liên quan:

Kỳ Giông

Carlos Camp

Urspelerpes brucei

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News