Phát hiện loài hải quỳ có thể di chuyển
Không như đa số các loài hải quỳ gắn liền cuộc đời nơi đáy biển, hai loài hải quỳ mới được phát hiện tại vùng biển quanh quần đảo Aleutian gần Alaska có thể bơi và di chuyển.
Các nhà khoa học thuộc ĐH Alaska, Fairbanks đã phát hiện hai loài hải quỳ này trong một cuộc khảo sát khoa học kéo dài 2 năm tại vùng biển xung quanh Aleutian. Hiện họ đang tham khảo ý kiến các chuyên gia để kiểm tra hai loài này có phải là loài mới hay không.
Hải quỳ thường dùng chân bám chặt vào các tảng đá và chỉ rời khỏi đó khi bị tấn công hoặc môi trường sống thay đổi và khó kiếm thức ăn. Hai loài mới được phát hiện nhiều khả năng thuộc lớp hải quỳ có thể di chuyển theo dòng chảy của đại dương.
Ngoài hai loài hải quỳ nói trên, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Alaska, Fairbanks cũng tìm thấy một loài tảo bẹ mới được đặt tên Aureophycus aleuticus. Đây là một loại tảo nâu, có thể là đại diện của một giống mới hoặc một họ mới của tảo biển.
Hai loài hải quỳ mới được phát hiện ở đảo Aleutian (Ảnh: Livescience)
Con bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ này được tìm thấy ngoài khơi quần đảo Aleutian (Ảnh: Livescience)
Một loài tảo bẹ mới được phát hiện ngoài khơi Aleutian (Ảnh: Livescience)
T.VY

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
