Phát hiện loài khủng long hoàn toàn mới ở Thuỵ Sĩ

Bộ xương hoá thạch của loài khủng long mới được bảo quản cực tốt được xác định có niên đại từ cuối kỷ Trias.

Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Zurich, loài khủng long mới này là một loài ăn thịt, dài khoảng 2,5m, thuộc về một chi và loài chưa từng thấy trước đây.

Phát hiện loài khủng long hoàn toàn mới ở Thuỵ Sĩ
Một loài khủng long mới vừa được các nhà khoa học phát hiện sau nhiều năm xác định.

Các nhà cổ sinh vật học đặt tên cho loài khủng long mới là Notatesseraeraptor frickensis, dựa trên một tham chiếu đến thị trấn Frick, Thụy Sĩ, nơi bộ xương được khai quật vào năm 2006.

Nhưng mãi đến vừa qua, kết quả phân tích phát sinh loài (giống như bản đồ của cây tiến hóa của loài khủng long) đã được xuất bản, mới tiết lộ những đặc điểm của nó không giống như bất kỳ loài nào khác.

"Chúng tôi nhận ra rằng đó là một điều quan trọng. Hộp sọ của loài khủng long mới rất thú vị từ quan điểm tiến hóa”, tác giả của nghiên cứu Marion Zahner nói với CNN.

Loài này cũng là loài đầu tiên trong một nhóm khủng long ăn thịt đi bằng hai chân sau được tìm thấy ở Thụy Sĩ.

Theo tài liệu nghiên cứu, bộ xương được khai quật "bao gồm một hộp sọ gần như hoàn chỉnh, hai chân trước có khớp nối và dạ dày".

Các nhà nghiên cứu thậm chí có thể xác định rằng bữa ăn cuối cùng của con khủng long mới là một con thằn lằn nhỏ gọi là Clevosaurus thông qua phân tích thức ăn thừa trong dạ dày của nó.

"Tôi chỉ nghĩ rằng mỗi hóa thạch đều rất đặc biệt và điều quan trọng là toàn bộ cây sự sống phải hiểu được quá khứ hiện tại và tương lai", nhà nghiên cứu Zahner chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lá thư Kitô giáo lâu đời nhất thế giới được tìm thấy

Lá thư Kitô giáo lâu đời nhất thế giới được tìm thấy

Đây được coi là bức thư Kitô giáo lâu đời nhất trên thế giới có từ những năm 230 sau Công nguyên được viết trên một loại giấy cói Ai Cập cổ đại, nhằm giúp hiểu rõ hơn về các Kitô hữu đầu tiên trong Đế chế La Mã.

Đăng ngày: 16/07/2019
Hóa thạch 115 triệu năm của cây hoa loa kèn cổ nhất thế giới

Hóa thạch 115 triệu năm của cây hoa loa kèn cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch nguyên vẹn tới từng tế bào của cây hoa loa kèn lâu đời nhất thế giới ở Brazil.

Đăng ngày: 15/07/2019
Sa mạc Sahara khô cằn từng là nơi những sinh vật biển lớn nhất cư ngụ

Sa mạc Sahara khô cằn từng là nơi những sinh vật biển lớn nhất cư ngụ

Từ những hóa thạch tìm thấy ở sa mạc Sahara, phía bắc Mali, các nhà khoa học tái tạo hình ảnh các loài vật đã tuyệt chủng và phát hiện nhiều điều bất ngờ.

Đăng ngày: 15/07/2019
Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn

Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn

Chính quyền Ai Cập hôm 13/7 đã mở cửa 2 kim tự tháp cổ ở phía nam thủ đô Cairo, công bố phát hiện về nhiều cỗ quách với các xác ướp được bảo quản tốt.

Đăng ngày: 15/07/2019
40% người châu Á mang dấu vết cuộc hôn phối khác loài

40% người châu Á mang dấu vết cuộc hôn phối khác loài

Sau phát hiện chấn động về những cuộc hôn phối với loài người tuyệt chủng Neanderthals, các nhà khoa học tiếp tục tìm ra con cháu của người Denisovians ở châu Á.

Đăng ngày: 14/07/2019
Phát hiện hóa thạch chân chim kỳ lạ 99 triệu năm trong cục hổ phách

Phát hiện hóa thạch chân chim kỳ lạ 99 triệu năm trong cục hổ phách

Theo Guardian, hóa thạch chân chim này có phần kỳ lạ vì ngón chân giữa dài hơn các ngón còn lại. Nó được tìm thấy trong một cục hổ phách từ Myanmar.

Đăng ngày: 13/07/2019
Loài thằn lằn mới trong bụng khủng long 4 cánh hóa thạch 125 triệu năm

Loài thằn lằn mới trong bụng khủng long 4 cánh hóa thạch 125 triệu năm

Xác thằn lằn nguyên vẹn trong hóa thạch tìm thấy ở Liêu Ninh, Trung Quốc, hé lộ thói quen nuốt chửng con mồi của khủng long 4 cánh cổ đại.

Đăng ngày: 12/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News