Phát hiện loài khủng long mới tại Nam Phi

Một loài khủng long mới đã được phát hiện, sau khi được xác định nhầm và lưu giữ trong một bộ sưu tập bảo tàng trong vài thập kỷ.

Xác của con khủng long, được tìm thấy ở Nam Phi vào năm 1978 và đang được lưu giữ trong một bộ sưu tập tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, đã được xác định là Massospondylus - một con khủng long từ thời kỳ đầu của kỷ Jura.

Tuy nhiên, sau khi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London và Đại học Witwatersrand đánh giá lại mẫu vật, họ nhận ra xương và hộp sọ này thuộc về một loài hoàn toàn mới.

Phát hiện loài khủng long mới tại Nam Phi
Loài khủng long mới, có chiều dài khoảng 3m, ăn thực vật và động vật nhỏ.

Nhà nghiên cứu khủng long Paul Barrett và nghiên cứu sinh Kimberley Chapelle tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đã làm việc để xác định loài khủng long mới.

"Các đồng nghiệp của tôi trong nhiều năm đã xem xét nó, nhưng họ luôn nghĩ rằng đó là một mẫu vật khác thường của loài khủng long Massospondylus rất nổi tiếng tại Nam Phi", ông Barrett nói.

Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng con khủng long trên thực tế không giống với kết luận ban đầu bằng cách so sánh mẫu vật với các hóa thạch Massospondylus khác.

"Nghiên cứu sinh Kimberley Chapelle, đã nghiên cứu về Massospondylus và xem xét chi tiết rất nhiều mẫu vật khác nhau của loài khủng long này", Barrett nói.

"Kết luận cho thấy hộp sọ của loài khủng long mới này khác so với loài Massospondylus, đủ để cho rằng nó thực sự là một loại khủng long hoàn toàn khác", chuyên gia cho biết.

Loài khủng long mới, có chiều dài khoảng 3m, ăn thực vật và động vật nhỏ, được cho là có thân hình mập mạp, cổ thon dài và cái đầu nhỏ, hình hộp.

Mẫu vật hiện đã được đổi tên thành "Ngwevu intloko", có nghĩa là "hộp sọ xám" trong ngôn ngữ Xhosa và được chọn để tôn vinh di sản của Nam Phi.

Những phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình chuyển đổi giữa thời kỳ Triassic và Jurassic - khoảng 200 triệu năm trước, cho thấy các hệ sinh thái phức tạp hơn đang phát triển mạnh trong thời kỳ này so với suy nghĩ trước đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá nguồn gốc của hồ nước cổ đại dưới sa mạc

Khám phá nguồn gốc của hồ nước cổ đại dưới sa mạc

Việc tìm kiếm nguồn gốc hồ nước dưới sa mạc Negev giúp hiểu rõ hơn quá trình biến đổi mô hình khí hậu từ hàng trăm nghìn năm trước.

Đăng ngày: 06/08/2019
Khoảnh khắc hãi hùng khi khám phá Đại kim tự tháp 4.500 năm

Khoảnh khắc hãi hùng khi khám phá Đại kim tự tháp 4.500 năm

Nhà sử học người Anh Bethany Hughes nói về “một khoảng trống lớn đáng kể” bên trong Đại kim tự tháp Giza trên kênh Channel 5 và gọi đây là “phát hiện của cả đời người”, khi được phép đến rất gần khoảng trống này.

Đăng ngày: 05/08/2019
Sự thật về bộ hài cốt

Sự thật về bộ hài cốt "ma cà rồng" bị quật mồ 200 năm trước

John Barber bị người cùng thời quy cho là “ma cà rồng”, tuy nhiên trên thực tế, ông chỉ là một người nông dân bình thường và đã chết vì bệnh lao.

Đăng ngày: 05/08/2019
Gia chủ phát hiện báu vật khi dọn nhà

Gia chủ phát hiện báu vật khi dọn nhà

Chiếc bát sứ bị lãng quên trên kệ hóa ra là cổ vật có niên đại gần 300 năm, mang về cho chủ nhân người Anh 267.000 đôla.

Đăng ngày: 05/08/2019

"Thần dược" cổ đại mang hình dáng nữ thần khỏa thân

Những nữ thần cổ đại chạm khắc trên đất sét và một chú bọ hung tinh xảo là những cổ vật kỳ bí vừa được tìm thấy tại thành phố cổ 3.500 tuổi ở Israel.

Đăng ngày: 04/08/2019
60 xác ướp Ai Cập cổ chôn giấu bí mật chết chóc đáng sợ

60 xác ướp Ai Cập cổ chôn giấu bí mật chết chóc đáng sợ

Hơn 4.000 năm trước tại Ai Cập, hàng chục người chết vì các vết thương khủng khiếp được ướp xác và “nhốt“ chung trong vách đá gần tỉnh Luxor.

Đăng ngày: 04/08/2019
Ít ai biết trước Pharaoh Tut nổi tiếng nhất Ai Cập đã có hai nữ Pharaoh cùng trị vì một lúc

Ít ai biết trước Pharaoh Tut nổi tiếng nhất Ai Cập đã có hai nữ Pharaoh cùng trị vì một lúc

Giả thuyết mới cho rằng trước khi Tutankhamun – vua Tut, vị pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập lên ngôi, đất nước đã được trị vì bởi 2 người đàn bà.

Đăng ngày: 03/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News