Phát hiện loài kiến gây hiệu ứng nhà kính không thua con người

Thế giới đang "đau đầu" về việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ các hoạt động của con người. Nhưng không chỉ chúng ta, còn có một "thủ phạm" khác gây hiệu ứng nhà kính.

Một nhóm nhà khoa học kết luận như vậy sau khi nghiên cứu Atta colombica - một trong 41 loài kiến xén lá - phân bố từ Guatemala đến Colombia hay Costa Rica (Trung - Nam Mỹ).


Loài kiến để lại lượng lớn khí thải ngoài môi trường - (Ảnh: SCIENCE).

Những tay trồng nấm chuyên nghiệp

Về đặc điểm, các loài kiến xén lá thường có màu nâu và không có điểm sáng. Kiến xén lá có thể vác vật nặng gấp 20 lần cơ thể, thậm chí có lúc lên đến 50 lần.

Theo trang Science, một đặc điểm nổi bật của loài kiến này là khả năng dùng hàm cắt lá cây hay các bộ phận của thực vật khác như hoa, chồi… mang về tổ nhưng không để ăn mà dùng làm chất dinh dưỡng cho việc… trồng nấm.

Trong dây chuyền lao động, những con kiến thợ trẻ trung, khỏe mạnh thường đảm nhận nhiệm vụ cắt lá cây, sau đó chuyển sang cho những con "già" hơn tỉa gọn thành hình tròn hoặc hình bán nguyệt để thuận tiện vận chuyển.

Cuối cùng, những con kiến yếu nhất trong nhóm sẽ hợp thành tổ đội khuân vác đem lá thành phẩm về tổ.


Một góc nấm thành phẩm của loài kiến xén lá - (Ảnh: SCIENCE).

Khi lá về đến nơi, kiến "nông dân" bắt đầu phần việc của mình. Nhiều tổ đội sẽ nghiền lá cây cho nát vụn và tiết nước bọt chứa những chất hóa học đặc biệt rồi trộn đều.

Một tổ đội khác sẽ đảm trách công đoạn cấy những sợi nấm giống đã cất giữ từ lâu và luân phiên nhau chăm sóc cho đến khi nấm trưởng thành.

Không chỉ trồng một cách đơn giản, nhóm kiến "nông dân" còn biết điều chỉnh số lượng và kích thước của nấm, biết cắt bỏ những cá thể không ăn được.

Chúng còn biết cách bón phân, lựa chọn và để lại những giống nấm tốt cho vụ sau.

Thông thường, nấm được giới hạn phát triển bằng đường kính quả trứng là kiến sẽ cắt đứt.

Thành phẩm sau đó được một đội phân phát cho các thành viên trong ổ kiến.

Thải N2O gấp 1.000 lần tiêu chuẩn


Một phần ổ kiến xén lá - (Ảnh: Songs of Praise).

Mới đây, các nhà khoa học ở trường ĐH Nevada (Mỹ) cho biết họ đã phát hiện ra kiến Atta colombica cùng cách canh tác nấm hiệu quả này là một trong những nguyên nhân làm gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Để làm giàu đất trồng nắm, những "khu vườn" của loài kiến này không chỉ có lá cây mà còn chứa cả thức ăn thừa, vi khuẩn, và xác kiến chết.

Sau khi phân tích 22 "khu vườn" của kiến Atta colombica ở miền tây nam Costa Rica, các nhà khoa học kết luận những khu vực này thường ở trong điều kiện ẩm ướt, thiếu oxy nhưng lại rất giàu methane và đinitơ monoxit (N2O).

Cụ thể, lượng methane thấm qua những lớp đất này cao hơn gấp 20 lần so với lượng methane thải ra từ bề mặt khu vực rừng xung quanh.

Bất ngờ hơn là lượng N2O, những ổ kiến này thải ra gấp 1.000 lần so với chuẩn chung của môi trường.

Các nhà khoa học cho biết họ đang nghiên cứu để tìm thêm những bằng chứng chỉ ra tác động đến môi trường xung quanh của những loài kiến này trong những giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

Tuy nhiên nhìn chung ảnh hưởng này là không hề nhỏ bởi Atta colombica chỉ là 1 trong hơn 40 loài kiến xén lá có thói quen trồng nấm trên toàn cầu. Vả lại, một loài kiến có đến hàng ngàn đến hàng triệu quần thể khác nhau.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B ngay đầu năm 2019.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News