Phát hiện loài nấm phát quang mới ở Ấn Độ

Loại nấm có thể phát ra ánh sáng xanh lục được tìm thấy tại rừng Meghalaya, Ấn Độ, được nhà khoa học phát hiện, công bố trên tạp chí Phytotaxa.

Phát hiện loài nấm phát quang mới ở Ấn Độ
Nấm phát quang thuộc chi Roridomyces. (Ảnh: China News).

Nhà khoa học Xu Jianchu thuộc Viện Thực vật học Côn Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và nhóm nghiên cứu Ấn Độ, trong quá trình nghiên cứu cây gỗ tại rừng Meghalaya (vùng Đông Bắc Ấn Độ) đã tìm thấy một loại nấm phát quang từ thân tre.

Bằng phương pháp phân tích hình thái vùng trình tự gene của loại nấm này, các nhà khoa học cho biết đây là nấm phát quang sinh học thuộc chi nấm Roridomyces, là một loài nấm mới trong tự nhiên. Loài nấm này có khả năng phát ra ánh sáng xanh lục pha vàng nhờ enzyme luciferase, khi chất này xúc tác trong phản ứng oxy hóa, tạo ra ánh sáng sinh học từ thể quả và sợi nấm, nhằm mục đích thu hút côn trùng hoặc tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù.

Trên thế giới có 97 loài nấm phát quang sinh học, tuy nhiên chức năng sinh lý học và sinh thái của đặc điểm này vẫn chưa được làm rõ. Xu Jianchu, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, loại nấm phát quang mới này có thể được ứng dụng vào nghiên cứu ô nhiễm môi trường, giống như một dạng cảm biến với sự thay đổi của môi trường. Hiện nhóm tiếp tục tìm hiểu sự phát quang của loài nấm thuộc chi Roridomyces có liên quan gì tới biến đổi khí hậu, môi trường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhặt được cục gỗ lạ, chàng trai bất ngờ trở thành tỷ phú

Nhặt được cục gỗ lạ, chàng trai bất ngờ trở thành tỷ phú

Anh chàng tưởng mình chỉ nhặt được cục gỗ nhưng thật không thể ngờ giá trị của nó lên tới 23.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 09/09/2020
Thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y tìm thấy xác chết nhanh hơn

Thực vật có thể giúp các bác sĩ pháp y tìm thấy xác chết nhanh hơn

Thông thường cây cối và các loại thảm thực vật khác che khuất việc tìm kiếm các thi thể mất tích.

Đăng ngày: 07/09/2020
7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc

7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc

Thực phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước, chất thải, đất hoặc quá trình con người sản xuất và vận chuyển.

Đăng ngày: 03/09/2020
Cây bốn lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand

Cây bốn lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand

Một cây trồng trong nhà chỉ có 4 lá được bán với giá 5.500 USD ở New Zealand, trong bối cảnh niềm đam mê của công chúng với nghề làm vườn tăng cao giữa đại dịch.

Đăng ngày: 03/09/2020
Miền Nam Trung Quốc đối mặt với nạn châu chấu lịch sử

Miền Nam Trung Quốc đối mặt với nạn châu chấu lịch sử

Lin Yichen, một người dân làng Pacuo, tỉnh Vân Nam, cho biết: “Trên mỗi cây ngô có từ 30 đến 40 con châu chấu và chẳng mấy mà lá rụng hết".

Đăng ngày: 31/08/2020
Ong phong lan, loài vật

Ong phong lan, loài vật "màu mè" nhất trong thế giới côn trùng nhưng lại không biết làm mật

Ong phong lan hay Euglossine được coi là nhóm ong "màu mè" nhất thế giới bởi chúng sở hữu những màu sắc ánh kim cực kì bắt mắt.

Đăng ngày: 28/08/2020
Loại vi khuẩn chịu được bức xạ cao gấp 3.000 lần con người

Loại vi khuẩn chịu được bức xạ cao gấp 3.000 lần con người

Vi khuẩn Deinococcus có thể sống sót ngoài vũ trụ suốt thời gian dài, thậm chí trong chuyến bay từ Trái Đất đến sao Hỏa.

Đăng ngày: 27/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News