Phát hiện loài người "ma" cổ đại từ nước bọt
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện một loài người cổ đại có thể đã lai chéo với tổ tiên những người sống ở châu Phi hạ Sahara ngày nay.
Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tổ tiên người hiện đại ở châu Á và châu Âu lai chéo với loài người Hominin nguyên thủy, bao gồm người Neanderthal và Denisovan. Các nhà khoa học tại Đại học Buffalo, Mỹ, tìm thấy một số bằng chứng mới cho thấy người châu Phi cổ đại cũng lai tạp với với những loài người Hominin khác từ khá sớm, theo Phys.org.
Một loài người cổ đại có thể đã đóng góp vật liệu di truyền cho tổ tiên của những người sống ở châu Phi hạ Sahara ngày nay. (Ảnh: Đại học Buffalo).
Theo Omer Gokcumen, phó giáo sư sinh vật học ở Đại học New York, Buffalo, nghiên cứu lần theo dấu vết tiến hóa của một protein quan trọng gọi là MUC7 có trong nước bọt. Khi các nhà khoa học xem xét lịch sử gene mã hóa cho protein MUC7, họ nhận thấy có sự pha trộn gene ở người châu Phi hiện đại sống tại vùng hạ Sahara. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Biology and Evolution hôm 21/7.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học khảo sát gene MUC7 trong 2.500 bộ gene người hiện đại. Kết quả thu được rất đáng ngạc nhiên, một nhóm bộ gene người ở khu vực châu Phi hạ Sahara có gene MUC7 khác xa so với những người hiện đại khác, do có nhiều điểm tương đồng với gene MUC7 của người Neanderthal và Denisovan.
"Dựa trên phân tích của chúng tôi, lời giải thích hợp lý nhất cho sự khác nhau này là quá trình lai gene (introgression) giữa tổ tiên những người sống ở châu Phi hạ Sahara với một loài người Hominin cổ đại chưa được phát hiện. Chúng tôi gọi đó là một loài người "ma" vì chưa tìm thấy bất cứ hóa thạch nào của họ", Gokcumen nói.
Căn cứ vào tốc độ biến đổi gene trong quá trình tiến hóa, nhóm nghiên cứu ước tính tổ tiên những người mang biến thể gene MUC7 sống ở châu Phi hạ Sahara đã lai tạp với một loài người cổ đại cách đây 150.000 năm, sau khi con đường tiến hóa của hai loài tách biệt nhau từ 1,5 đến 2 triệu năm trước.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao khủng long bạo chúa có cơ hàm mạnh đến vậy. Sự khác biệt đến từ cấu trúc cơ và khớp hàm dưới của chúng.
