Phát hiện loài phong lan mới xấu nhất thế giới

Trái ngược với những họ hàng rực rỡ tỏa hương thơm ngát, loài phong lan mới phát hiện có hình dáng như đang phân hủy.

Loài hoa phong lan có tên Gastrodia agnicellus được phát hiện đầu năm nay dưới tán lá cây sẫm màu ở nền rừng Madagascar. Cây phong lan nhỏ màu nâu trải qua phần lớn thời gian dưới lòng đất và không có lá, chỉ nhô lên mặt đất để mọc một quả và phát tán hạt.

Phát hiện loài phong lan mới xấu nhất thế giới
Cây phong lan Gastrodia agnicellus. (Ảnh: Rick Burian).

Theo nhà nghiên cứu Johan Hermans ở Vườn bách thảo Hoàng gia tại Kew, London, người phát hiện loài cây mới, tên gọi "agnicellus" của nó đến từ tiếng Latinh, có nghĩa là "con cừu nhỏ" do cây có rễ củ nhiều lông mịn. "Với một chút trí tưởng tượng, bạn gần như có thể thấy lưỡi cừu bên trong bông hoa", Hermans nói.

Giống như phần lớn cây phong lan, G. agnicellus là cây lưu niên, có nghĩa nó có thể tồn tại nhiều năm và có quan hệ cộng sinh với một loài nấm. Trong khi nhiều loài khác chỉ phụ thuộc vào cây nấm cộng sinh để lấy thức ăn ở đầu vòng đời, G. agnicellus không có bất kỳ tế bào nào để quang hợp nên phải dựa vào nấm trong suốt vòng đời của nó.

Hermans cho rằng cây phong lan có mùi khó ngửi, bởi hầu hết thực vật có hình dáng giống như đang phân hủy kiểu này thường tỏa ra mùi thịt rữa để thu hút côn trùng thụ phấn tới giúp chúng sinh sản. Hermans và đồng nghiệp vẫn chưa biết rõ G. agnicellus thụ phấn bằng cách nào. "Cây phong lan đặc biệt thông minh về mặt thích nghi, vì vậy chắc hẳn G. agnicellus phải tìm ra một cách độc đáo để sinh tồn", Hermans nói.

Loài cây mới được tìm thấy ở một vạt rừng nhỏ của Madagascar. Các nhà nghiên cứu cho rằng phạm vi sinh sống của nó đang ngày càng thu hẹp do hoạt động nông nghiệp và cháy rừng gia tăng trong khu vực. Do đó, G. agnicellus được phân loại là loài nguy cấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài bướm vua trên bờ vực nguy cấp

Loài bướm vua trên bờ vực nguy cấp

Chính quyền liên bang Mỹ đang cân nhắc việc đưa loài bướm sặc sỡ và quen thuộc bậc nhất trên khắp Bắc Mỹ vào danh sách sinh vật bị đe dọa, AP đưa tin hôm 14/12.

Đăng ngày: 15/12/2020
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học chứng kiến loài ong biết dùng công cụ

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học chứng kiến loài ong biết dùng công cụ

Đơn giản là vì thứ công cụ chúng dùng khiến ai cũng cảm thấy ghê sợ.

Đăng ngày: 15/12/2020
Phát hiện cấu trúc kỳ lạ ẩn bên trong tế bào thực vật

Phát hiện cấu trúc kỳ lạ ẩn bên trong tế bào thực vật

Một nhóm các nhà nghiên cứu vừa xuất bản một nghiên cứu mô tả về một cấu trúc đáng ngạc nhiên tồn tại bên trong một bào quan - một cơ quan đã bị che khuất trong nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 10/12/2020
Nguồn gốc đôi cánh của côn trùng từ đâu?

Nguồn gốc đôi cánh của côn trùng từ đâu?

Nghiên cứu mới cho rằng đôi cánh đầu tiên trên Trái đất có thể đã phát triển từ… đôi chân của một loài giáp xác cổ đại không biết bay.

Đăng ngày: 07/12/2020
Chuyện khó tin nhưng có thật: Tò vò bé xíu mà cũng làm rơi cả máy bay nặng hàng tấn

Chuyện khó tin nhưng có thật: Tò vò bé xíu mà cũng làm rơi cả máy bay nặng hàng tấn

Kích cỡ của sinh vật tỷ lệ nghịch với thiệt hại mà chúng có thể gây ra.

Đăng ngày: 05/12/2020

"Nhện góa phụ giả dạng" có thể truyền vi khuẩn kháng kháng sinh

Thông tin công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết nhiều vết cắn của loài "nhện góa phụ giả dạng" có khả năng truyền vi khuẩn khi chúng cắn người.

Đăng ngày: 05/12/2020
Làm thế nào để virus gây bệnh biến mất?

Làm thế nào để virus gây bệnh biến mất?

Câu trả lời ngắn gọn là mặc dù một số loại virus dần biến mất, nhưng đa phần chúng không tự nhiên biến mất dễ dàng như vậy.

Đăng ngày: 04/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News