Phát hiện loài rắn độc mới có thể tấn công ngang

Loài rắn stiletto mới phát hiện sở hữu răng nanh hướng sang ngang cho phép chúng tấn công và tiêm nọc độc vào con mồi từ bên cạnh.

Các nhà sinh vật học phát hiện một loài rắn stiletto mới sinh sống ở phía tây Liberia và đông nam Guinea, có khả năng tấn công ngang, UPI hôm 11/3 đưa tin. Phát hiện được công bố trên tạp chí Zoosystematics and Evolution cung cấp thêm bằng chứng về sự đa dạng sinh học của khu vực này.

Phát hiện loài rắn độc mới có thể tấn công ngang
Loài rắn stiletto mới phát hiện. (Ảnh: Science News).

Trong khi tiến hành khảo sát thực địa ở các cánh rừng trong khu vực, các nhà nghiên cứu bò sát tìm thấy ba mẫu vật rắn stiletto chưa từng gặp. Sau đó, họ xác nhận mẫu vật không liên quan tới những loài rắn stiletto đã biết. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho loài rắn mới là Atractaspis branchi, hay rắn stiletto Brand, nhằm vinh danh William Roy Branch, nhà nghiên cứu bò sát xuất sắc người châu Phi.

"Phát hiện về loài rắn đào hang mới có thể là động vật đặc hữu từ các cánh rừng phía tây Thượng Guinea không phải bất ngờ lớn. Tuy nhiên, cần tiến hành khảo sát thêm để phân tích phạm vi sinh sống của loài rắn mới và thu thập thêm thông tin về nhu cầu sinh thái cũng như đặc tính sinh học của chúng", nhóm nghiên cứu cho biết.

Rắn stiletto còn được gọi là rắn cắn ngang vì sở hữu răng nanh hướng sang ngang cho phép chúng tấn công và tiêm nọc độc vào con mồi từ bên cạnh. Loài rắn khác thường này thậm chí có thể thực hiện một cú tấn công ngang khi đang ngậm miệng. Đôi khi được gọi là rắn lục chuột chũi hay rắn độc đào đất, nọc độc của phần lớn rắn stiletto không đủ gây tổn thương cho con người, nhưng một số loài có chất độc gây hoại tử mô.

Những người huấn luyện rắn thường giữ chặt con rắn bằng cách cầm phía sau đầu chúng, nhưng cách cầm trên không thể bảo vệ họ khỏi chiếc răng nanh mọc ngang của rắn stiletto. Các nhà nghiên cứu suy đoán loài vật mới này thích sống ở rừng mưa nguyên sinh hoặc bìa rừng. Một mẫu vật được thu thập ở thảm thực vật trong rừng đất thấp, hai mẫu vật còn lại được tìm thấy giữa những cây chuối, sắn và cà phê.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học phát hiện một loài chim mới tiến hóa trên đảo Galapagos

Các nhà khoa học phát hiện một loài chim mới tiến hóa trên đảo Galapagos

Quần đảo Galapagos của Ecuador là một khu vực nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học do sự đa dạng sinh học. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài chim hoàn toàn mới tiến hoá.

Đăng ngày: 12/03/2019
Sâu lạ ăn ngao ở Ninh Bình là

Sâu lạ ăn ngao ở Ninh Bình là "giun biển"

Loài giun ăn ngao xuất hiện là dấu hiệu môi trường biển ô nhiễm nghiêm trọng.

Đăng ngày: 12/03/2019
Điều ít ai biết về ngan cánh trắng rất hiếm ở Việt Nam

Điều ít ai biết về ngan cánh trắng rất hiếm ở Việt Nam

Ngan cánh trắng có tên khoa học là Cairina scutulata. Đây là loài ngan đã được đánh giá là nguy cấp trong Sách đỏ IUCN về các loài đang bị đe dọa.

Đăng ngày: 11/03/2019
Kỳ lạ hươu đực mọc 3 cành nhung

Kỳ lạ hươu đực mọc 3 cành nhung "khủng" tại 3 đế trên đầu

Con hươu đực của một hộ chăn nuôi tại Hà Tĩnh mọc lên 3 cành nhung nặng khoảng 1,75kg trên 3 đế khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 11/03/2019
Khoa học lý giải cách loài chuột

Khoa học lý giải cách loài chuột "cưa gái": Hát!

Không ngờ những tiếng kêu chát tai, cao vút lại chính là "vũ khí" lợi hại giúp loài chuột tìm được bạn tình một cách dễ dàng.

Đăng ngày: 11/03/2019

"Quái vật" rắn độc dị biệt nhất hành tinh: Chuyên cắn người đang ngủ say, nọc làm tan máu

Rắn Mulga là loài rắn độc sở hữu những đặc điểm đáng sợ nhất trong tự nhiên ở nước Úc.

Đăng ngày: 10/03/2019
Người Pháp đã xây thứ này để bảo vệ động vật hoang dã và thành công ngoài mong đợi

Người Pháp đã xây thứ này để bảo vệ động vật hoang dã và thành công ngoài mong đợi

Hiện tại, ý tưởng này đã được nhân rộng tại nhiều nơi trên thế giới, và đạt hiệu quả cực cao khi bảo vệ động vật.

Đăng ngày: 09/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News