Phát hiện loài rắn lục có đôi mắt “hồng ngọc” ở Việt Nam
Tạp chí National Geographic (Mỹ) ngày 28/3 đưa tin các nhà khoa học vừa công bố phát hiện loài rắn lục có đôi mắt màu hồng ngọc (ngọc đỏ), có tên khoa học Cryptelytrops rubeus ở Đông Nam Á.
Loài rắn này sống trong các khu rừng gần TP.HCM và các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam.
Rắn lục có đôi mắt màu hồng ngọc Cryptelytrops rubeus - Ảnh: Jeremy Holden/National
Geographic
Các nhà khoa học đã thu thập mẫu loài rắn Cryptelytrops rubeus từ Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia trong khoảng thời gian 1999-2003 và nghiên cứu nó trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp phân tích đặc điểm cơ thể và di truyền học để xác minh loài rắn mới này.
“Chúng tôi biết loài rắn Cryptelytrops rubeus chỉ từ vài mẫu thu thập được, rất ít người trên thế giới nhìn thấy nó” - TS Anita Malhotra, nhà sinh thái học phân tử, đồng tác giả nghiên cứu loài rắn này, công tác tại ĐH Bangor (Vương quốc Anh) - nói trên National Geographic.
Bà Malhotra và các cộng sự cũng đã phát hiện loài rắn lục mới thứ hai thuộc chi rắn Cryptelytrops, có tên khoa học Cryptelytrops cardamomensis, sống trong khu vực dãy núi Cardamom thuộc phía đông nam Thái Lan và phía tây nam Campuchia. Cryptelytrops cardamomensis có đôi mắt màu vàng, trong khi Cryptelytrops rubeus có đôi mắt màu hồng ngọc.
Cả hai loài rắn mới này được mô tả trên tạp chí Zootaxa ngày 23-1-2011.
Con ếch này “quá khổ” so với miệng của rắn Cryptelytrops rubeus, hoặc đơn giản rắn có thể đã bị quấy rầy bởi đèn chớp của máy ảnh ngay sau khi nhà khoa học chụp; và đó là các lý do làm ếch thoát được, rắn “đành lỡ hẹn” bữa ăn trưa! - Ảnh: Jeremy Holden/National Geographic
Một con rắn có đôi mắt màu hồng ngọc đang ẩn mình giữa thảm thực vật rừng nhiệt đới Việt Nam, ảnh được chụp tháng 5-2000 - Ảnh: Peter Paul van Dijk/National Geographic
Một con rắn Cryptelytrops rubeus đang ngóc đầu cảnh giác tại vườn quốc gia Cát Tiên, Việt
Nam (ảnh chụp tháng 5-2000) - Ảnh: Peter Paul van Dijk/National Geographic
“Chúng tôi chưa có nhiều thông tin về các con mồi mà rắn Cryptelytrops rubeus ưa thích xơi tái" - bà Bangor cho biết - "Rắn tiêu hóa tốt các loại thức ăn, những thứ còn lại trong phân chỉ có vài thứ khó tiêu, chẳng hạn lông động vật có vú hay vảy và móng của loài bò sát, còn đối với ếch thì nó không chừa sót lại bộ phận cơ thể nào”. Theo các nhà khoa học, rắn Cryptelytrops rubeus thường xuất hiện gần các con suối, do đó họ giả định ếch là món ăn khoái khẩu của nó.
Vườn quốc gia Cát Tiên được xem là thành trì cho loài rắn mới này phát triển, nhưng hiện nó chỉ sống trong phạm vi hẹp của khu rừng. Bà Bangor cho hay, loài rắn mới Cryptelytrops rubeus là một loài rắn đẹp nên nó có thể “rất dễ bị tổn thương” khi trở thành nạn nhân của những bọn buôn bán động vật quý hiếm, nhưng bà không hi vọng điều này xảy ra. Không biết liệu loài rắn mới này có thể tồn tại trong môi trường sống khác - theo bà Bangor - nên cần được phân loại nó là một loài “nguy cấp” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
