Phát hiện loài thú giống chuột lang, có họ hàng với voi

Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài động vật có vú mới thuộc bộ Đa man sinh sống trong môi trường núi cao ở châu Phi.

Theo báo cáo trên tạp chí Discovery vào giữa tháng 12, loài mới được phát hiện bởi Đại học Helsinki của Phần Lan trong quá trình nghiên cứu tiếng kêu của các loài động vật sống về đêm trên dãy núi Taita Hills ở phía đông nam Kenya. Chúng dành gần như toàn bộ thời gian sống trên cây và phát ra tiếng kêu đặc biệt chưa từng được mô tả.

Phát hiện loài thú giống chuột lang, có họ hàng với voi
Tiếng kêu của loài đa man mới. (Video: Hanna Rost).

Bộ Đa man (Hyracoidea), còn được gọi là chuột đá hay thỏ đá, thường bị nhầm lẫn với chuột lang (thuộc bộ Gặm nhấm) và thỏ cộc pika (thuộc bộ Thỏ), nhưng trên thực tế lại có quan hệ họ hàng gần hơn với voi, lợn đất và lợn biển. Chi Đa man cây (Dendrohyrax) là ít được biết đến nhất trong bộ này vì chúng chủ yếu hoạt động về đêm và sống ẩn dật trên những tán cây trong môi trường núi cao ở châu Phi.

Hiện mới chỉ ba loài Dendrohyrax được công nhận bao gồm đa man cây phương nam (D. arboreus), đa man cây phương đông (D. validus) và đa man cây phương tây (D. dorsalis). Loài mới, vẫn chưa được đặt tên khoa học, đặc trưng bởi tiếng kêu giống như bị nghẹt cổ họng.

"Tiếng gọi của chúng có thể kéo dài hơn 12 phút, bao gồm nhiều âm thanh được kết hợp và lặp lại theo cách khác nhau. Những con cất tiếng kêu có lẽ là các con đực đang cố gắng thu hút bạn tình", trưởng nhóm nghiên cứu Hanna Rost, người đã dành ba tháng thám hiểm Taita Hills và ghi âm được tiếng gọi độc đáo của loài đa man cây mới, cho biết.

Công trình nghiên cứu của Rost cùng các cộng sự không chỉ mở rộng sự đa dạng loài ở phạm vi núi Taita Hills mà còn chứng minh phương pháp phân tích tiếng kêu là một trong những cách hiệu quả nhất để phân loại động vật sống về đêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nấu ăn bằng dầu dừa có độc hại không?

Nấu ăn bằng dầu dừa có độc hại không?

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích " chế độ ăn tiêu chuẩn Mỹ".

Đăng ngày: 25/12/2020
Những tác dụng ít biết của tảo nâu mekabu

Những tác dụng ít biết của tảo nâu mekabu

Dù được nghiên cứu hàng trăm năm trước, công dụng góp phần hạn chế oxy hóa, tốt cho người hóa trị, xạ trị của tinh chất từ lá bào tử tảo nâu mekabu không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 25/12/2020
Loại thuốc đắt nhất thế giới giá lên tới 1,7 triệu bảng

Loại thuốc đắt nhất thế giới giá lên tới 1,7 triệu bảng

Edward Hall, 8 tuần tuổi, mắc bệnh teo cơ tủy sống thể hiếm gặp, có khả năng phục hồi nhờ liều thuốc trị giá 1,7 triệu bảng.

Đăng ngày: 24/12/2020
Phát hiện hạt vi nhựa trên nhau thai ở người

Phát hiện hạt vi nhựa trên nhau thai ở người

Một số hạt vi nhựa được phát hiện trong nhau thai của bốn phụ nữ đã làm dấy lên mối lo về rủi ro tiềm tàng đối với sức khỏe của các thai nhi, theo Guardian.

Đăng ngày: 24/12/2020
Các nhà khoa học lo ngại chủng virus Ebola có khả năng lây sang người

Các nhà khoa học lo ngại chủng virus Ebola có khả năng lây sang người

Các nhà khoa học tìm thấy virus trên lợn và lo ngại nó có thể lây nhiễm sang con người, dù khả năng này trước đó từng được cho là khó xảy ra.

Đăng ngày: 24/12/2020
Lợi ích của tảo nâu Okinawa mozuku với sức khỏe

Lợi ích của tảo nâu Okinawa mozuku với sức khỏe

Tảo nâu mozuku tại quần đảo Okinawa chiết xuất ra Fucoidan với độ tinh khiết cao, có tác dụng kích hoạt chương trình tế bào tự hủy diệt (apoptosis), hỗ trợ điều trị ung thư.

Đăng ngày: 24/12/2020
Trẻ dậy thì sớm nguy hiểm như thế nào?

Trẻ dậy thì sớm nguy hiểm như thế nào?

Trẻ dậy thì sớm chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính có thể bị xâm hại, mang thai, gặp nhiều vấn đề tâm lý, sức khỏe sinh sản.

Đăng ngày: 24/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News