Phát hiện 2 hành tinh gấp ngàn lần Trái đất, "sinh ra từ hư không"

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra 2 vật thể tuy giống như hành tinh nhưng đang được sinh ra từ một vùng không gian bất định, không có bất kỳ mặt trời nào.

Hầu hết các hành tinh trong vũ trụ đều hình thành theo cách giống Trái đất: từ vật chất trong đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao mẹ. Nhưng 2 vật thể mang tên Oph 98 A và Oph B tuy mang những tính chất y hệt một hành tinh nhưng đang được hình thành theo cách của các ngôi sao, tức ra đời ở các "vườn ươm sao" sau đó lang thang trong không gian rồi tiếp tục thành hình.

Phát hiện 2 hành tinh gấp ngàn lần Trái đất, sinh ra từ hư không
Hình ảnh mô tả về 2 "hành tinh giả mạo" ma quái - (Ảnh: ĐẠI HỌC BERN/THIBAUT ROGER).

Theo nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Bern (Thụy Sĩ), vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters, 2 vật thể trên đã được xác định là những "sao lùn nâu", cụm từ được dùng chỉ loại vật thể không phải sao cũng chẳng phải hành tinh. Trong thiên văn học, chúng còn được gọi là "hành tinh giả mạo".

Theo Phys.org, các hành tinh giả mạo vừa được xác định rất to lớn. Oph 98 A và Oph B có khối lượng lần lượt gấp 15 và 8 lần Sao Mộc, tương đương 4.770 và 2.544 lần Trái đất. Chúng không quay quanh bất kỳ ngôi sao nào mà quay quanh nhau với khoảng cách giữa 2 vật thể lên đến 200 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn bằng khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái đất).

Tiến sĩ Clémence Fontanive từ Đại học Bern, tác giả chính của nghiên cứu cho biết họ đã tìm ra 2 "hành tinh giả mạo" này nhờ vào dữ liệu mờ nhạt của Kính viễn vọng không gian Hubble và Kính viễn vọng Canada - Pháp - Hawaii đặt tại Hawaii (Mỹ). 2 thiên thể kỳ dị này chỉ mới bắt đầu hình thành 3 triệu năm trước, trong đó Oph 98 B có kết cấu giống hành tinh hơn và Oph 98 A giống sao hơn.

Phát hiện này cung cấp thêm một góc nhìn độc đáo về các "sao lùn nâu" bí ẩn. Chúng được cho là tồn tại rất nhiều trong vũ trụ, nhưng rất khó để thấy: không phải là sao để tự phát sáng, mà cũng không có sao mẹ chiếu sáng. Trong nghiên cứu này, sau khi chắt lọc các hình ảnh mờ nhạt của chúng, các nhà nghiên cứu đã phải nhờ đến Kính viễn vọng hồng ngoại Vương Quốc Anh (đặt tại Hawaii), bởi chúng chỉ phát ra ánh sáng mờ ở bước sóng hồng ngoại. Các "hành tinh giả mạo" này thường có nhiệt độ mát hoặc lạnh, đa số có hơi nước trong bầu khí quyển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dải Ngân hà có thể chứa đầy những nền văn minh đã biến mất

Dải Ngân hà có thể chứa đầy những nền văn minh đã biến mất

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng hầu hết các nền văn minh ngoài hành tinh từng rải rác trong thiên hà của chúng ta có lẽ đã tự diệt vong.

Đăng ngày: 22/12/2020
Sao chổi mới phát hiện lộ diện trong nhật thực toàn phần

Sao chổi mới phát hiện lộ diện trong nhật thực toàn phần

Các nhà nghiên cứu chụp ảnh một sao chổi mới bay qua rìa ngoài Mặt Trời vào đúng dịp nhật thực toàn phần hôm 14/12/2020.

Đăng ngày: 22/12/2020
Phát hiện sóng bí ẩn có thể từ ngôi sao gần Mặt trời nhất

Phát hiện sóng bí ẩn có thể từ ngôi sao gần Mặt trời nhất

Các nhà nghiên cứu thiên văn đang điều tra búp sóng vô tuyến bí ẩn có thể đến từ hướng của Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt trời nhất.

Đăng ngày: 22/12/2020
Vệ tinh

Vệ tinh "nhìn" xuyên thấu công trình được phóng lên không gian

Nhờ công nghệ radar SAR, vệ tinh Capella 2 có khả năng chụp ảnh bên trong một số công trình đơn giản.

Đăng ngày: 22/12/2020
Trái đất từng có khí quyển

Trái đất từng có khí quyển "địa ngục" giống sao Kim

Các nhà nghiên cứu phát hiện Trái Đất từng có nồng độ carbon dioxide cực cao do ảnh hưởng từ đại dương magma, tương tự sao Kim ngày nay.

Đăng ngày: 22/12/2020
Tìm thấy sợi khí giữa các thiên hà dài nhất vũ trụ

Tìm thấy sợi khí giữa các thiên hà dài nhất vũ trụ

Những nhà thiên văn học vừa tuyên bố phát hiện ra một sợi khí khổng lồ giữa các thiên hà có chiều dài ít nhất 50 triệu năm ánh sáng - dài nhất từng được tìm thấy.

Đăng ngày: 21/12/2020
Ảnh chụp tiểu hành tinh đường kính 30m, mục tiêu tiếp theo của tàu Hayabusa2

Ảnh chụp tiểu hành tinh đường kính 30m, mục tiêu tiếp theo của tàu Hayabusa2

Kính viễn vọng Subaru hôm 10/12 chụp ảnh tiểu hành tinh 1998 KY26, mục tiêu tiếp theo của tàu vũ trụ Nhật Bản Hayabusa2.

Đăng ngày: 21/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News