Không phải gió, phần đáng sợ nhất của một cơn bão là một yếu tố đầy bất ngờ!

Khi có tin tức về một cơn bão chuẩn bị đổ bộ, bạn sẽ được nghe rất nhiều về nước biển dâng cao hơn so với thông thường (Storm Surge). Theo thống kê, hiện tượng này là thủ phạm lớn nhất dẫn đến việc chết người do bão và nó cũng có sức tàn phá khủng khiếp nhất.

Nước biển dâng bất thường là gì?

Sóng biển đập mạnh và nước sông dâng cao hơn bình thường là dấu hiệu của việc nước biển dâng bất thường. Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Mỹ định nghĩa hiện tượng này là "mực nước biển dâng cao bất thường trong một cơn bão, được đo bằng độ cao của nước so với thủy triều bình thường".

Steve Weagle - Trưởng nhóm khí tượng của WPTV - một đài truyền hình thuộc NBC ở Florida cho rằng: "Thông thường nước biển dâng bất thường do bão có thể giải thích bằng 2 nguyên nhân. Đầu tiên là áp suất khí quyển thấp hơn và lý do còn lại là gió mạnh thổi qua một vùng nước, ma sát và đẩy nước lên cao so với đường bờ biển".

Không phải gió, phần đáng sợ nhất của một cơn bão là một yếu tố đầy bất ngờ!
Có nhiều yếu tố khác nhau để xác nhận nước biển dâng bất thường.

Có rất nhiều yếu tố khác nhau được dùng để xác định quy mô của nước biển dâng bất thường, chẳng hạn như mức độ lớn của cơn bão hoặc độ mạnh của gió trên mặt nước. Những điều đó kết hợp với độ cao của thủy triều, độ dốc của đáy biển, cách bão vào bờ biển... có thể tạo nên một đợt nước dâng bất thường và đẩy nước biển cao hơn bình thường tới 20 feet (khoảng 6 mét) trở lên. Năm 2005, cơn bão Katrina đã đẩy nước biển dâng cao hơn 30 feet (khoảng hơn 9 mét) ở các vùng thuộc Louisina (Mỹ). Kỷ lục thế giới được thiết lập tại Úc vào năm 1899 khi nước biển dâng do bão cao tới 42 feet (khoảng 12 mét).

Hiện tượng này không phải là sóng thần. Bởi lẽ, sóng thần được tạo nên bởi những xáo trộn vật lý như động đất hoặc núi lửa phun trào. Còn nước biển dâng bất thường là do bão.

Weagle cho biết thêm: "Thông thường, mực nước biển sẽ dâng cao từ từ. Khi bão gần bờ, nước sẽ lên cao hơn. Điều này thường sẽ khiến mọi người mất cảnh giác. Đến khi bão đổ bộ hoặc ngay sau đó thì nước mới dâng lên đến đỉnh điểm".

Nước biển dâng bất thường nguy hiểm như thế nào?

Theo Howstuffworks nước biển dâng bất thường được coi là gây ra những thiệt hại lớn nhất trong cơn bão. Đừng nghĩ bạn sống trong đất liền nên sẽ không phải lo lắng về điều này. Nước biển dâng do gió đẩy cũng có thể chảy lên sông và suối khiến các vùng ven biển chìm trong lũ lụt thảm khốc.

Weagle cho biết: "Chúng tôi đã ghi nhận có những cơn bão mà nước biển lên và tràn vào đất liền đến 20 dặm". Một báo cáo ước tính rằng tại Mỹ trong năm 2018 nước biển dâng do bão có thể gây nguy hiểm cho 6,9 triệu ngôi nhà và tiêu tốn 1,6 nghìn tỷ chi phí tái thiết.

Derek Beasley - nhà khí tượng học ở WFTX-TV (một kênh truyền hình thuộc Fox TV) cho biết như ở cơn bão Katrina, nhiều người đã mất cảnh giác với nước biển dâng bất thường và hậu quả để lại là rất lớn.

Cũng theo Beasley để tránh hiện tượng này, người dân nên tránh xa bờ biển mỗi khi bão đến. Còn nếu ở trong đất liền, hãy ở trong một ngôi nhà thật vững chắc, tránh gần các con sông.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Cốc giấy không nhựa" dùng một lần, phân hủy hoàn toàn trong đất

Mới đây, một công ty tại Anh đã cho ra mắt một loại cốc giấy không nhựa dùng một lần, có thể phân hủy hoàn toàn trong đất và được thiết kế nắp độc đáo chống tràn.

Đăng ngày: 11/12/2020
Sa mạc nơi sản sinh những cơn bão kinh hoàng nhất

Sa mạc nơi sản sinh những cơn bão kinh hoàng nhất

Sa mạc Sahara nằm ở Bắc Phi được coi là nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự hình thành của những siêu bão khủng khiếp quần thảo khu vực Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 09/12/2020
Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé tạo ra rác nhiều thải nhựa nhất hành tinh, 3 năm liên tục

Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé tạo ra rác nhiều thải nhựa nhất hành tinh, 3 năm liên tục

Đó là kết luận của tổ chức Break Free From Plastic trong tài liệu tổng kết hàng năm vừa ra mắt của họ.

Đăng ngày: 08/12/2020
Trung Quốc biến đổi thời tiết khu vực rộng hơn Ấn Độ

Trung Quốc biến đổi thời tiết khu vực rộng hơn Ấn Độ

Trung Quốc đầu tháng 12 công bố kế hoạch mở rộng chương trình thử nghiệm biến đổi thời tiết trên khu vực rộng hơn 5,5 triệu km2, lớn gấp 1,5 lần tổng diện tích Ấn Độ.

Đăng ngày: 08/12/2020
Sydney ghi nhận đêm nóng kỷ lục trong tháng 11

Sydney ghi nhận đêm nóng kỷ lục trong tháng 11

Bang New South Wales của Australia đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao ngay cả khi Mặt Trời lặn.

Đăng ngày: 01/12/2020
Phát hiện nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ ngoài khơi Hawaii

Phát hiện nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ ngoài khơi Hawaii

Nguồn nước mới tìm thấy có trữ lượng 3,4 km3, có thể giảm bớt tác động của hạn hạn đối với người dân Hawaii.

Đăng ngày: 28/11/2020
Thế giới ngầm siêu đẹp ở Thiểm Tây,

Thế giới ngầm siêu đẹp ở Thiểm Tây, "lối vào địa ngục" đầy bí ẩn

Mặc dù đây không phải là hố sụt lớn nhất, nhưng nó lại là hố sụt đẹp nhất thế giới.

Đăng ngày: 27/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News