Top 8 loại rau củ kỳ lạ trên thế giới, chỉ nhìn thôi cũng đủ ngạc nhiên
Súp lơ xoắn ốc, măng tây biển, rau dương xỉ, xương rồng tai thỏ… là những loại rau củ không chỉ hiếm mà còn lạ.
1. Măng tây biển
Samphire còn được gọi là măng tây biển vì nó phát triển ở những vùng phun muối gần đại dương. Đây là loại rau rất kiên cường, không nhiều cây có thể phát triển trong điều kiện đất tương tự. Loại rau này ăn ngon nhất khi dùng cùng cá.
2. Xương rồng tai thỏ
Nopales hay xương rồng tai thỏ là họ hàng của cây xương rồng. Nó có thể ăn được sau khi bóc hết gai. Xương rồng tai thỏ rất phổ biến ở Mexico.
3. Rong biển dulse
Dulse là loại rong biển mọc gắn tảo bẹ hoặc đá dưới nước biển. Loại rau này mọc ở bờ biển phía bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Nó là một thực phẩm phổ biến ở Iceland trong nhiều thế kỷ. Rong biển dulse có thể được sử dụng để nấu súp, bánh mì và salad. Rong dulse rất giàu chất xơ, protein và iốt.
4. Rau dương xỉ non
Fiddleheads hay rau dương xỉ non là những lá non của cây dương xỉ chưa nở hết được dùng để làm món luộc hoặc làm salad.
Loại rau này rất giàu axit béo Omega-3 và chất xơ. Hơn nữa, rau dương xỉ non còn chứa chất chống oxy hóa nhiều gấp hai lần so với quả việt quất.
5. Củ oca
Ban đầu loại củ này được trồng ở Nam Mỹ. Tuy nhiên, vào giữa những năm 1800, củ oca đã được giới thiệu đến New Zealand và bây giờ được biết đến với tên gọi New Zealand yam.
Loại củ này khá hiếm ở Bắc Mỹ nhưng ở Nam Mỹ nó khá phổ biến. Oca là một nguồn thực phẩm giàu vitamin C, sắt và kali.
6. Củ gấu tàu
Củ gấu tàu ban đầu nó được trồng ở Ai Cập thời cổ đại. Thời nay củ gấu tàu phổ biến ở Tây Ban Nha. Loại củ có thể được sử dụng để làm sữa hoặc món ăn chay rất ngon.
7. Súp lơ xoắn ốc
Đây là một giống súp lơ có nguồn gốc ở Ý. Súp lơ xoắn ốc hay còn gọi là romanesco rất giàu vitamin C.
8. Cây củ hạ
Cây củ hạ có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã sử dụng nó như một loại thuốc bổ rất tốt. Rễ này củ hạ cung cấp rất nhiều canxi, sắt và phốt pho.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Sự thật về châu chấu mà ít người biết
Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.
