Tại sao phù thuỷ lại cưỡi chổi mà không cưỡi thứ khác?

Mụ phù thuỷ da xanh độc ác bay trên cây chổi ma thuật có lẽ là một biểu tượng của những đêm Halloween và là một sự kết hợp hiển nhiên trong suy nghĩ của nhiều người. Nhưng lý do thực sự tại sao phù thuỷ lại liên quan đến một vật dụng chúng ta vẫn dùng trong nhà mỗi ngày thì lại khá ngớ ngẩn.

Cho đến nay, vẫn chưa rõ bản thân chiếc chổi được phát minh lần đầu vào khi nào, nhưng hành động quét rác đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi con người sử dụng một bó que mỏng, sậy, và các loại sợi thiên nhiên khác để quét bụi hoặc tro từ một đống lửa hay lò sưởi ra ngoài. Công việc dọn dẹp nhà cửa này thậm chí còn được đưa vào Kinh Tân Ước, vốn xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công nguyên.

Tại sao phù thuỷ lại cưỡi chổi mà không cưỡi thứ khác?
Hình ảnh phù thủy cưỡi chổi bay quen thuộc.

Từ "chổi" (broom) xuất xứ từ một loại thực vật, hay cây bụi, từng được dùng để tạo ra nhiều công cụ quét sơ khai. Nó dần thay thế từ tiếng Anh cổ "besom", dù rằng cả hai đều được sử dụng cho đến ít nhất là thế kỷ 18. Từ đầu, "broom" và "besom" đều được gắn chủ yếu với phụ nữ, và vật dụng gia đình phổ biến này trở thành một biểu tượng quyền lực cho tính nội trợ của người phụ nữ.

Mặc dù vậy, phù thuỷ đầu tiên tự thú việc cưỡi chổi là một gã đàn ông: Guillaume Edelin. Edelin là một thầy tế đến từ Saint-Germain-en-Laye, gần Paris. Gã bị bắt vào năm 1453 và bị kết tội thực hành tà thuật sau khi công khai chỉ trích những cảnh báo của nhà thờ về phù thuỷ. Lời tự thú của gã được thốt ra trong quá trình tra tấn, và dù cuối cùng đã hối lỗi, Edelin vẫn phải ngồi tù cho đến hết đời.

Vào thời điểm Edelin tự thú, ý tưởng về những phù thuỷ cưỡi chổi bay khắp nơi đã trở nên khá phổ biến. Hình ảnh sớm nhất được biết về những phù thuỷ cưỡi chổi xuất hiện từ năm 1451, khi hai hình minh hoạ được đưa vào tác phẩm Le Champion des Dames (Người bảo vệ của các quý cô) của nhà thơ người Pháp Martin Le Franc. Trong hai hình vẽ đó, có một người phụ nữ lượn trong không trung trên một cây chổi; người còn lại bay trên một cái que màu trắng. Cả hai đều quấn khăn trên đầu, cho thấy họ là các Waldensian, tức các thành viên của một giáo phái Cơ đốc được sáng lập vào thế kỷ thứ 12 và bị Giáo hội Công giáo liệt vào nhóm dị giáo, một phần bởi giáo phái này cho phép phụ nữ trở thành các thầy tế.

Tại sao phù thuỷ lại cưỡi chổi mà không cưỡi thứ khác?
Sự thật là phù thuỷ đầu tiên tự thú việc cưỡi chổi là một gã đàn ông.

Phù thuỷ bay có liên hệ với nghi thức ngoại giáo?

Nhà nhân chủng học Robin Skelton nhận định rằng mối liên hệ giữa phù thuỷ với chổi có thể bắt nguồn từ một nghi lễ nông nghiệp ngoại giáo, trong đó những người nông dân vùng sâu vùng xa sẽ nhảy và múa trên những cây cột, cây chĩa, hay cây chổi dưới ánh trăng tròn để cầu cho mùa màng phát triển. "Điệu nhảy chổi" này - theo lời Skelton - bị nhầm với những miêu tả phổ biến về những phù thuỷ bay trong màn đêm đến những cuộc truy hoan hay những cuộc gặp bí mật khác.

Cây chổi còn được cho là những phương tiện hoàn hảo cho các loại dầu mỡ và hắc ín đặc biệt mà phù thuỷ thường nấu lên để mang lại cho chính chúng khả năng bay lượn, cũng như để phục vụ nhiều hoạt động suy đồi khác. Năm 1324, khi bà quả phụ giàu có người Ai-len, Lady Alice Kyteler, thử thực hành ma thuật và dị giáo, các nhà điều tra cho biết trong khi lục soát nhà của Kyteler, họ tìm thấy "một ống dẫn dầu mỡ mà bà ta dùng để bôi trơn một cái cây rồi nhảy lên và bay thật nhanh vào màn đêm".

Dược sỹ David Kroll, trong một bài viết trên trang Forbes, nói rằng phù thuỷ ở thời Trung cổ pha chế thức uống từ các loại thực vật như Atropa belladonna (cây lu lu cực độc), Hyoscyamus niger (cây kỳ nham), Mandragora officinarum (cây khoai ma), và Datura stramonium (cây cà độc dược), tất cả đều sẽ cho ra những hoá chất gây ảo giác được biết đến là tropane alkaloids.

Theo một số tài liệu sử học, thay vì tiêu thụ những loại sản phẩm tác động lên ý thức kia bằng cách ăn hoặc uống, vốn có thể gây ra tình trạng đau ruột, phù thuỷ chọn cách hấp thụ chúng qua da - thường là ở những khu vực riêng tư nhất của cơ thể. Trong cuốn sách "Murder, Magic, and Medicine", John Mann trích dẫn một đoạn văn bản từ thế kỷ 15 của nhà thần học Jordanes de Bergamo, rằng "người dân tin rằng, và các phù thuỷ thì thú nhận rằng, vào những ngày hoặc đêm nhất định, họ sẽ xoa dầu lên một cây trượng và cưỡi nó đến địa điểm được chỉ định, hoặc tự xoa dầu lên người mình ở vùng dưới cánh tay và những vị trí rậm lông khác".

Tại sao phù thuỷ lại cưỡi chổi mà không cưỡi thứ khác?
Những lo ngại phổ biến về tà thuật đã dần lắng xuống vào thế kỷ 18.

Mối lo ngại về tà thuật góp phần hình thành nên những truyền thuyết

Không thể biết được liệu những câu chuyện kia, vốn xuất hiện trong thời kỳ những lo ngại về tà thuật tại châu Âu thời Trung cổ đang đạt đến đỉnh điểm, có phản ảnh thực tế hay không. Hầu hết những gì chúng ta được biết về tà thuật trung cổ ngày nay đến từ các bản ghi của những nhà nghiên cứu tôn giáo, các quan chức trong ngành luật pháp, và lời khai từ bản thân những người bị cáo buộc là phù thuỷ (thường trong quá trình bị tra tấn).

Bắt đầu vào thế kỷ 17, số bản báo cáo về phù thuỷ sử dụng chổi để bay lên và thoát ra khỏi ống khói các ngôi nhà đã trở nên phổ biến hơn, kể cả khi hình ảnh người phụ nữ lúc bấy giờ đã dần gắn bó mật thiết với những công việc gia đình hơn bao giờ hết. Theo một tập tục, người phụ nữ sẽ chống cây chổi bên ngoài cánh cửa, hoặc đặt nó trên ống khói lò sưởi, để thông báo cho mọi người biết rằng họ đã ra khỏi nhà. Có lẽ bởi điều này, nhiều truyền thuyết phổ biến đã lấy ý tưởng rằng phù thuỷ rời nhà thông qua ống khói, dù cho rất ít những người bị cáo buộc là phù thuỷ từng thú nhận làm việc đó.

Những lo ngại phổ biến về tà thuật đã dần lắng xuống vào thế kỷ 18. Dù cho ngày nay, vẫn còn rất nhiều "phù thuỷ" tự phong tại Mỹ, nhờ vào sự phát triển của các phong tục tôn giáo tân ngoại giáo như Wicca, rất ít trong số họ tự nhận có thể bay lên trời bằng cây chổi tin cậy của mình. Nhưng hình ảnh phù thuỷ bay trên những cây chổi vẫn còn đó - đặc biệt là trong mùa Halloween.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao hoa đào nở giữa mùa thu?

Vì sao hoa đào nở giữa mùa thu?

Mới cuối thu, những cây hoa đào đã trổ bông rực rỡ. Đây có phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu nghiêm trọng hay còn do nguyên nhân nào khác?

Đăng ngày: 29/11/2020
Vì sao một số người có tóc xoăn bẩm sinh?

Vì sao một số người có tóc xoăn bẩm sinh?

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Experimental Biology năm 2018, có đến hai giả thuyết cho hiện tượng này.

Đăng ngày: 29/11/2020
Vì sao 1 lốc sữa chua thường có 4 hộp?

Vì sao 1 lốc sữa chua thường có 4 hộp?

Có vẻ như với người Nhật Bản, mọi sản phẩm làm ra đều có lý do và ý nghĩa sâu xa phía sau.

Đăng ngày: 28/11/2020
Tại sao mèo lại kêu meo meo?

Tại sao mèo lại kêu meo meo?

Mèo nhà đặc biệt ở cách chúng biết sử dụng giọng của mình để giao tiếp với những người bạn đồng hành. Thực tế, chúng hiếm khi kêu meo meo với nhau.

Đăng ngày: 28/11/2020
Vì sao bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lại “tuần hoàn”?

Vì sao bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lại “tuần hoàn”?

Các nguyên tố tương tác với nhau thông qua electron của chúng. Cách electron tương tác với các nguyên tử khác (hoặc bức xạ điện từ) sẽ quyết định tính chất của nguyên tử đó.

Đăng ngày: 28/11/2020
Vì sao vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Vì sao vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi.

Đăng ngày: 26/11/2020
Tại sao một số người lại bị mùi hôi chân “đeo bám dai dẳng”?

Tại sao một số người lại bị mùi hôi chân “đeo bám dai dẳng”?

Mùi hôi chân không chỉ là một vấn đề nhỏ, nó có thể là nguồn gốc chính của những bối rối không đáng có. Nhiều người dù đã cố gắng nhưng vẫn không thể thoát khỏi “mùi hương” ấy.

Đăng ngày: 25/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News