Phát hiện mảnh vỡ của 100 thanh kiếm cổ

Các nhà khoa học tìm thấy hàng loạt mảnh kiếm cổ từ thời Viking, có thể từng dùng làm vật đánh dấu mộ chiến binh.

Phát hiện mảnh vỡ của 100 thanh kiếm cổ
Một số mảnh kiếm nghìn năm tuổi ở ven biển Estonia. (Ảnh: Forbes).

Những mảnh kiếm được phát hiện tại hai địa điểm cách nhau khoảng 80m ở bờ biển phía bắc Estonia, theo Mauri Kiudsoo, nhà khảo cổ tại Đại học Tallinn. Nơi này cũng lưu giữ nhiều mũi giáo và chuôi kiếm cổ, Forbes hôm 12/10 đưa tin. Chúng tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 10.

Dựa vào hình dạng chuôi, nhóm nghiên cứu xác định đây là loại kiếm người Viking từng sử dụng. Chúng rất giống với những thanh kiếm Viking chuôi chữ H được tìm thấy ở phía bắc châu Âu. Các chuyên gia tin rằng rất có thể chúng được dùng làm vật đánh dấu mộ hoặc vật tưởng niệm những chiến binh đã khuất. Kiếm và các đồ dùng cá nhân khác cũng thường được chôn cùng người Viking.

Phát hiện mảnh vỡ của 100 thanh kiếm cổ
Một số thanh kiếm của người Viking. (Ảnh: Vintage News).

Những nước Baltic, trong đó có Estonia, không liên quan chặt chẽ với người Viking như bán đảo Scandinavia. Tuy nhiên, bờ biển phía bắc Estonia lại gần với một tuyến đường thương mại quan trọng của họ. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy Estonia từng trải qua thay đổi lớn trong thời kỳ Viking, nhưng sự thay đổi này chưa chắc do người Viking mang lại.

Các nhà sử học tin rằng chiến binh Viking thường xuyên đột kích nơi này, thậm chí lập ra các trạm giao thương và thành lũy ở vùng ven biển. Tài liệu lịch sử về thời kỳ này rất hiếm, nhưng giới khoa học cho rằng họ không tiến sâu vào đất liền. Phần lớn vật dụng của họ được tìm thấy ở khu vực ven biển hoặc trên đảo Saaremaa, cho thấy Estonia là địa điểm quá cảnh quan trọng thay vì nơi định cư. Các truyền thuyết xưa cũng miêu tả mâu thuẫn giữa người Viking và dân địa phương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện khu công nghiệp cổ đại ở thung lũng Khỉ

Phát hiện khu công nghiệp cổ đại ở thung lũng Khỉ

Khu công nghiệp cổ có từ Vương triều thứ 18, tập trung hàng loạt nhà xưởng, kho chứa và đồ tạo tác giá trị với niên đại hàng nghìn năm.

Đăng ngày: 14/10/2019
Bí mật rùng rợn trong những ngôi mộ tập thể chôn hàng trăm trẻ em

Bí mật rùng rợn trong những ngôi mộ tập thể chôn hàng trăm trẻ em

Vào cuối tháng 8, truyền thông đã đưa tin rằng, các nhà khảo cổ đã tìm ra một nơi chôn cất tập thể ở miền bắc Peru. Đây là ngôi mộ trẻ em tập thể lớn nhất từng được phát hiện trên thế giới.

Đăng ngày: 13/10/2019
Người cổ đại đã lưu trữ và tiêu thụ tủy xương động vật như thế nào?

Người cổ đại đã lưu trữ và tiêu thụ tủy xương động vật như thế nào?

Con người cổ đại đã từng lưu trữ xương từ động vật để có thể ăn tủy của chúng sau đó. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy những quần thể này trì hoãn việc sử dụng thức ăn và họ có thể lên kế hoạch trước.

Đăng ngày: 11/10/2019
Hóa thạch 114 triệu năm tiết lộ

Hóa thạch 114 triệu năm tiết lộ "siêu dã thú" mới

Các nhà cổ sinh vật học hôm 9/10 công bố phát hiện một loài khủng long ăn thịt đầu bảng sinh sống từ kỷ Jura đến kỷ Phấn trắng muộn.

Đăng ngày: 10/10/2019

"Bản đồ địa ngục" trong quan tài 4.000 năm tuổi

Những dòng chữ và hình vẽ khắc trong quan tài chỉ dẫn người chết vượt qua khó khăn nguy hiểm để sang thế giới bên kia.

Đăng ngày: 10/10/2019
Giải mã thông điệp bí ẩn trên phiến đá cổ 1.500 tuổi

Giải mã thông điệp bí ẩn trên phiến đá cổ 1.500 tuổi

Sau hàng thập niên bỏ công nghiên cứu, các nhà khoa học rốt cuộc đã giải mã được thông điệp bí ẩn khắc trên một phiến đá cổ 1.500 năm tuổi.

Đăng ngày: 10/10/2019
Hóa thạch lợn khuôn trong hổ phách 30 triệu năm

Hóa thạch lợn khuôn trong hổ phách 30 triệu năm

Khối hổ phạch cổ đại lưu giữ nguyên vẹn hóa thạch lợn khuôn, loài động vật không xương sống ở kỷ Đệ Tam có nhiều điểm giống ve và gấu nước.

Đăng ngày: 09/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News