Phát hiện mảnh vỡ tiểu hành tinh trên tiểu hành tinh khác

Tàu vũ trụ Osiris-Rex của NASA quan sát thấy một số tảng đá phát sáng bất thường trên bề mặt của tiểu hành tinh Bennu.

"Chúng tôi phát hiện sáu tảng đá có kích thước từ 1,5 đến 4,3 m nằm rải rác trên khắp bán cầu nam và gần đường xích đạo của Bennu. Chúng có màu sắc khác biệt và sáng hơn nhiều so với phần còn lại của tiểu hành tinh", tác giả chính của nghiên cứu Daniella DellaGiustina từ NASA cho biết trong một tuyên bố.

Phát hiện mảnh vỡ tiểu hành tinh trên tiểu hành tinh khác
Các mảnh vỡ có màu sắc và độ sáng bất thường trên Bennu. (Ảnh: NASA).

DellaGiustina cùng các cộng sự sau đó đã sử dụng thiết bị quang phổ kế trên tàu vũ trụ Osiris-Rex để phân tách thành phần ánh sáng của các tảng đá. Do mỗi nguyên tố và hợp chất hóa học có kiểu sáng tối riêng biệt, đặc trưng bởi các thành phần màu, chúng có thể được xác định dựa trên ánh sáng bằng các phân tích quang phổ.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy các tảng đá phát sáng bất thường trên Bennu có dấu hiệu của pyroxene, loại khoáng chất chiếm gần như toàn bộ thành phần của tiểu hành tinh Vesta.

"Giả thuyết hàng đầu của chúng tôi là chúng có nguồn gốc từ tiểu hành tinh Vesta. Một mảnh vỡ khổng lồ từ Vesta trong quá khứ có thể đã đâm vào tiểu hành tinh mẹ của Bennu. Vụ va chạm khiến các vật thể bị phá vỡ và sau đó tích tụ lại dưới tác động của lực hấp dẫn tạo nên Bennu", nhà thiên văn học Hannah Kaplan từ NASA, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, giải thích.

Pyroxene cũng có khả năng hình thành trên tiểu hành tinh mẹ của Bennu nhưng điều đó rất khó xảy ra bởi khoáng chất này được tạo nên bởi đá nóng chảy ở nhiệt độ cao. Trong khi đó, hầu hết thành phần của Bennu là khoáng chất chứa nước.

Không có gì lạ khi một tiểu hành tinh có vật chất từ một tiểu hành tinh khác trên bề mặt. Tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản trước đây cũng từng phát hiện các mảnh vỡ bất thường có nguồn từ tiểu hành tinh loại S trên tiểu hành tinh Ryugu.

Khám phá mới cho thấy các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời có quỹ đạo phức tạp và đôi khi dẫn đến va chạm. Khi các tiểu hành tinh di chuyển, quỹ đạo của chúng có thể bị thay đổi theo nhiều cách khác nhau bởi lực hấp dẫn, tác động của thiên thạch và thậm chí là áp suất nhỏ từ ánh sáng Mặt Trời.

Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Astronomy hôm 21/9.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA phát hiệu siêu bão khổng lồ có tốc độ 560km/h hình thành trên sao Mộc

NASA phát hiệu siêu bão khổng lồ có tốc độ 560km/h hình thành trên sao Mộc

Theo NASA, một loạt cơn bão mới thường đồng loạt xuất hiện tại khu vực này của Sao Mộc theo chu kỳ 6 năm.

Đăng ngày: 25/09/2020
Trước

Trước "giờ G": NASA tung "át chủ bài" quyết định vận mệnh vĩ đại năm 2024

Đối với NASA, sự ủng hộ thiết thực của chính phủ Mỹ là điều tiên quyết để cơ quan này thực hiện Chương trình Artemis.

Đăng ngày: 25/09/2020
Ống phóng tên lửa có thể trở lại Trái đất sau 50 năm

Ống phóng tên lửa có thể trở lại Trái đất sau 50 năm

Các nhà khoa học theo dõi một vật thể sắp tiến vào quỹ đạo Trái Đất nhưng chưa rõ đây là tiểu hành tinh hay ống phóng tên lửa cũ.

Đăng ngày: 24/09/2020
Nhật Bản chi 760 triệu USD cho kế hoạch

Nhật Bản chi 760 triệu USD cho kế hoạch "chinh phục" Mặt trăng

Artemis là dự án quốc tế với mục tiêu xây dựng một trạm vũ trụ mới với tên gọi Gateway có quỹ đạo quay quanh Mặt Trăng để các phi hành gia có thể đáp xuống bề mặt của Mặt Trăng vào năm 2024.

Đăng ngày: 24/09/2020
Vật thể nắm giữ bí mật Trái đất bất ngờ tỏa cực quang tím huyền bí

Vật thể nắm giữ bí mật Trái đất bất ngờ tỏa cực quang tím huyền bí

Rosetta, một sao chổi được cho rằng hình thành từ trước khi có Trái Đất, vừa tỏa ra cực quang tím độc nhất vô nhị khiến giới khoa học ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 24/09/2020
Hành tinh giống Trái đất quay quanh sao chủ trong 3,14 ngày

Hành tinh giống Trái đất quay quanh sao chủ trong 3,14 ngày

Ngoại hành tinh K2-315b có số ngày quay quanh quỹ đạo bằng số Pi và nhiệt độ bề mặt nóng tới mức đủ nướng chín bánh.

Đăng ngày: 23/09/2020
Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ

Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ

Trong 33.000 năm gần đây, Trái đất di chuyển xuyên qua đám mây bụi phóng xạ - phần còn sót lại sau vụ nổ siêu tân tinh.

Đăng ngày: 23/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News