Phát hiện miếng vàng bọc thủy tinh niên đại hơn 1.600 năm
Mảnh thủy tinh vàng, nhiều khả năng từng là đáy của một chiếc cốc uống nước, khắc họa chân dung tinh xảo của nữ thần Roma.
Miếng vàng bọc thủy tinh từ thế kỷ 4 khắc họa chân dung Roma, nữ thần hiện thân cho thành phố Rome cổ đại, lộ diện trong quá trình xây dựng ga Porta Metronia của tuyến tàu điện ngầm ở Rome, Smithsonian hôm 14/2 đưa tin.
Mảnh thủy tinh vàng được tìm thấy khi xây dựng ga tàu điện ngầm Porta Metronia. (Ảnh: Roberto Gualtieri).
"Thủy tinh vàng đã là rất hiếm, phát hiện mới thậm chí không gì có thể so sánh được", Simona Morretta, nhà khảo cổ từ cơ quan quản lý đặc biệt của Rome, nhận xét. Ông cũng cho biết, giới chuyên gia chưa từng tìm thấy mảnh thủy tinh vàng nào khắc họa Roma trước đó. Việc chế tạo nó cũng đặc biệt tinh xảo.
Những bản khắc họa Roma tương tự xuất hiện phổ biến hơn trên các vật liệu khác. Với những lọn tóc xoăn bồng bềnh, đầu đội mũ giáp và tay cầm giáo, Roma được thể hiện như một nhân vật mạnh mẽ, vương giả.
Mảnh thủy tinh vàng có thể từng là đáy của cốc uống nước. "Chúng tôi không rõ chiếc cốc thực sự từng được dùng để đựng thứ gì đó hay chỉ là đồ trang trí", Morretta nói.
Giới thượng lưu coi thủy tinh vàng là đồ xa xỉ. Món đồ gồm một thiết kế bằng vàng lá, cả hai mặt đều được bao bọc và bảo quản bằng thủy tinh trong suốt. Kỹ thuật này tồn tại từ thời kỳ Hy Lạp hóa.
Mảnh thủy tinh vàng ở ga Porta Metronia là một món đồ quý giá. "Nó không bị vứt bỏ sau khi vỡ hay hư hỏng. Nhưng vì cốc thủy tinh không thể sửa chữa nên có lẽ phần đáy được cắt ra và bày trên đồ nội thất hoặc treo trên tường", Morretta giải thích.
Giống như các ga tàu điện ngầm khác đã xây xong ở Rome, ga Porta Metronia sẽ có bảo tàng nhỏ riêng, nơi mảnh thủy tinh vàng được trưng bày cùng những hiện vật khác tìm thấy gần đó. Địa điểm này dự kiến mở cửa năm 2024.
"Những cuộc khai quật khi xây dựng tuyến MetroC đã mang đến nhiều phát hiện khảo cổ đáng kinh ngạc. Trong số đó có đáy của một chiếc cốc thủy tinh vàng với hình ảnh nhân cách hóa của Rome. Lịch sử nghìn năm của thành phố chưa bao giờ khiến thế giới hết ngạc nhiên và say mê", Roberto Gualtieri, thị trưởng Rome, viết trên mạng xã hội Twitter kèm theo hình ảnh của mảnh thủy tinh vàng.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
