Phát hiện mới gây choáng về hố đen
Công trình nghiên cứu của 17 nhà thiên văn học ở chín quốc gia gần đây cho rằng hố đen có thể mang nguồn năng lượng tối, nguyên nhân thúc đẩy vũ trụ giãn nở.
Nghiên cứu này dẫn đầu bởi Đại học Hawaii (Mỹ), theo Conversation. Họ so sánh tốc độ phát triển của hố đen trong các thiên hà khác nhau. Khác với giả định năng lượng tối được giải phóng ra ngoài không - thời gian, nhóm cho rằng nó được tạo ra và tồn tại bên trong các hố đen, vốn hình thành khi các ngôi sao chết đi.
Hình mô phỏng hố đen, thứ có thể đóng vai trò giải thích năng lượng tối. (Ảnh: NASA).
Theo đó, họ so sánh khối lượng hố đen trong các thiên hà trẻ - nơi ngôi sao vẫn đang hình thành, với khối lượng hố đen trong các thiên hà khổng lồ không hoạt động - nơi không còn ngôi sao nào được sinh ra, Guardian đưa tin.
Ở những thiên hà trẻ, các hố đen có thể phát triển bằng cách hút các ngôi sao và vật chất ở gần. Trong khi đó, ở những thiên hà già, không có nhiều thứ cho hố đen hút.
Các nhà khoa học phát hiện các hố đen trong các thiên hà không hoạt động có khối lượng gấp 7-20 lần so với dự kiến. Họ cho rằng đây chính là quá trình mà hố đen đang phát triển sẽ phải trải qua.
Trong 2 bài báo đăng trên Astrophysical Journal và Astrophysical Journal Letters, các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này có thể được giải thích nếu các lỗ đen phát triển khi vũ trụ giãn nở. Họ lập luận sự mở rộng của các đối tượng được quan sát có thể là do các hố đen mang lõi năng lượng tối, “thế lực” bí ẩn đằng sau việc vũ trụ giãn nở ngày càng nhanh.
“Chúng tôi cho rằng lỗ đen là nguồn của năng lượng tối. Năng lượng tối này được tạo ra khi vật chất thông thường bị nén trong quá trình các ngôi sao khổng lồ chết và sụp đổ”, Duncan Farrah - nhà thiên văn học tại Đại học Hawaii - cho biết.
Một số chuyên gia độc lập vẫn còn nghi ngờ với phát hiện mới này. Có người cho rằng dù ý tưởng này đáng được xem xét kỹ lưỡng, còn quá sớm để liên kết hố đen với năng lượng tối. Theo Coversation, các nhà khoa học suy ra sự tồn tại của năng lượng tối khi quan sát ngôi sao và thiên hà, nhưng rõ nó là gì và có nguồn gốc từ đâu.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"
Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.
