Chim đen bí ẩn há mỏ phun cầu vồng khiến dân mạng mê mẩn
Một người dân ở Cát Lâm, Trung Quốc, đã chụp được những bức ảnh rất đẹp và thú vị: Một con chim nhỏ đang phun ra cầu vồng từ chiếc mỏ xinh xinh của mình.
Tác giả bức ảnh cho biết, khi nhìn thấy con chim bí ẩn có bộ lông đen và đôi cánh điểm màu cam đỏ đứng trên ngọn cây, anh đã bị hấp dẫn và chăm chú quan sát. Khi con chim vừa há miệng cất tiếng hót, từ miệng nó bỗng như phun ra cầu vồng, khiến anh vô cùng ngỡ ngàng, vội vàng chụp lại.
Cảnh tượng há miệng phun cầu vồng đẹp như phim của chim sáo cánh đỏ.
Sở dĩ có cảnh tượng đẹp này là do khi con chim há mỏ, làn hơi nóng ấm từ miệng bó bay ra, tiếp xúc với không khí lạnh lập tức ngưng tụ lại thành sương, và ánh nắng mặt trời khúc xạ qua đó tạo thành cảnh tượng thần tiên, đẹp như mộng.
Ngay sau khi những hình ảnh này được đăng tải, gần 600.000 người lập lức cảm thán và để lại những lời nhắn: "Thật tuyệt vời, cảnh như phim viễn tưởng", "Há mỏ phun cầu vồng, thực sự là quá đẹp", "Chú chim xuất hiện còn có hiệu ứng sân khấu, thảo nào gây được sự chú ý lớn", "Không biết đây là loài chim gì, rất ấn tượng"...
Chim sáo vai đỏ Red-winged Blackbird.
Một chuyên gia về động vật học sau đó cho biết, con chim bí ẩn trong những hình trên là sáo cánh đỏ, còn được gọi là chim sáo vai đỏ Red-winged Blackbird. Đây là loài ăn tạp, ăn hạt giống cây trồng và côn trùng, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ. Chúng bay về phía nam vào mùa đông; khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 là mùa di cư của chúng.
Đặc biệt, chim sáo cánh đỏ là loài "đa thê", chim trống có nhiều bạn tình là chim mái. Thậm chí một con trống có thể có tới 15 con mái vây quanh.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
