Phát hiện mới làm lung lay giả thuyết về sự sống trên Titan

Đại dương trên Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, có thể có nồng độ muối tương đương với Biển Chết ở Trái Đất.

Đây là kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hàng không vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) công bố ngày 2/7.

Nghiên cứu mới nhất của NASA, đăng trên tạp chí Icarus, được tiến hành dựa trên các số liệu về trọng lực và địa hình do tàu thám hiểm không gian Cassini thu thập trong các chuyến bay tới Titan trong suốt 10 năm qua.

Phân tích các số liệu của Cassini, các nhà khoa học của NASA tái lập cấu trúc mô hình hoàn thiện của Titan, gồm những lớp băng bề mặt cũng như đại dương nằm bên dưới.

Theo mô hình này, các nhà khoa học nhận định đại dương của Titan cần phải có tỷ trọng tương đối cao mới cho ra những thông số trọng lực như đã thu thập được.

Như vậy, khả năng được đưa ra là nước ở đại dương này chứa lượng muối rất lớn với thành phần chủ yếu là sulfur, sodium (Natri) và potassium (Kali).

NASA ước tính nồng độ muối trong nước biển trên Titan có thể tương đương nồng độ muối ở Biển Chết trên Trái Đất.

Trưởng nhóm nghiên cứu Giuseppe Mitri của Đại học Nantes, Pháp, nêu rõ kết quả nghiên cứu làm thay đổi giả thiết đại dương này có thể là nơi nuôi dưỡng sự sống trong thời điểm hiện tại.

Ngoài ra thông số của Cassini cũng cho thấy bề mặt băng ở Titan có độ dày tương đối đồng đều. Nguyên nhân của việc này là do vỏ ngoài cùng của mặt trăng rất cứng khi đại dương bị tinh thể hóa và đóng băng từ từ.

Mặt khác, bề mặt của mặt trăng này có xu hướng tự san phẳng qua thời gian như sáp nến ấm. Quá trình đóng băng này có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tồn tại sự sống tại đại dương của Titan, vì nó hạn chế khả năng vật chất trao đổi giữa bề mặt và đại dương.

Việc phát hiện ra đại dương trên mặt trăng Titan của Sao Thổ vốn được xem như một bước tiến lớn trong sứ mệnh tìm kiếm một hành tinh có thể có sự sống như Trái Đất. Tuy nhiên, các phát hiện mới có thể dập tắt hy vọng về sự sống tồn tại trên vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Thổ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News