Phát hiện mối liên quan giữa sốt xuất huyết và Covid-19

Giáo sư Miguel Nicolelis, Đại học Duke (Mỹ), chia sẻ độc quyền với Reuters về nghiên cứu mới.

Tờ Reuters cho hay nghiên cứu mới so sánh sự phân bố về mặt địa lý của các ca nhiễm SARS-CoV-2 với khả năng bệnh sốt xuất huyết lây lan trong năm 2019 và 2020. Kết quả cho thấy, việc phơi nhiễm với căn bệnh lây lan do muỗi đốt có thể cung cấp một số mức độ miễn dịch chống lại Covid-19.

Nghiên cứu do Giáo sư Miguel Nicolelis, thuộc Đại học Duke (Mỹ), đứng đầu, chia sẻ độc quyền với Reuters.


Nơi có tỷ lệ mắc Covid-19 thấp và ca nhiễm mới tăng chậm hơn là khu vực từng bùng phát dịch sốt xuất huyết mạnh. (Ảnh: Reuters).

Giáo sư Nicolelis cho biết nhóm của ông tình cờ phát hiện ra mối liên quan này khi nghiên cứu Covid-19 lây lan ở Brazil như thế nào. Ông nhận thấy những nơi có tỷ lệ mắc Covid-19 thấp và ca nhiễm mới tăng chậm hơn là khu vực từng bùng phát dịch sốt xuất huyết mạnh.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện mối quan hệ này ở nhiều khu vực khác của Mỹ Latinh, châu Á, các đảo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Điều này làm tăng khả năng kích thích phản ứng miễn dịch chéo giữa các loại huyết thanh Flavivirus của bệnh sốt xuất huyết và virus SARS-CoV-2. Theo nhóm nghiên cứu, nếu được chứng minh là đúng, giả thuyết này có nghĩa nhiễm trùng sốt xuất huyết hoặc chủng ngừa bằng vaccine sốt xuất huyết an toàn có thể tạo ra một số mức độ miễn dịch chống lại SARS-CoV-2.

Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra không ít người có kháng thể sốt xuất huyết trong máu dương tính giả với kháng thể Covid-19 ngay cả khi họ chưa bao giờ bị nhiễm SARS-CoV-2. Vì vậy, Giáo sư Nicolelis chia sẻ với Reuters rằng kết quả của nghiên cứu mới này đặc biệt thú vị.

"Điều này cho thấy có sự tương tác miễn dịch giữa 2 loại virus mà không ai ngờ tới. Vì 2 loại virus này thuộc các họ hoàn toàn khác nhau", Giáo sư Nicolelis cho hay. Ông cũng cho biết cần có các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh mối liên hệ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News