Phát hiện mới: Não phân tích dữ liệu theo hai cách khác nhau khi ở hai trạng thái đứng và nằm

Tiếng muỗi vo ve quanh đầu, bạn biết thứ “ma cà rồng” cỡ centimet đang tìm một điểm đậu. Bạn cảm nhận thấy những chiếc chân tí hon đáp xuống da, và nhanh chóng xác định được vị trí con muỗi. Với một phát đập dứt khoát, con muỗi nằm bẹp trong lòng bàn tay bạn.

Đây là một chuỗi hành động đơn giản, nhưng cần xâu chuỗi một loạt các hành động chính xác thông qua một quá trình phân tích dữ liệu phức tạp. Tại sao bạn có thể cảm nhận được vị trí con muỗi khi không nhìn thấy nó?

Cơ thể ta được phủ một lớp da có tổng diện tích 2m2, nhưng bằng cách nào đó bạn biết con muỗi đậu ở đâu một cách chính xác. Sau khi dùng mắt xác nhận điểm muỗi hạ cánh, bạn thực hiện một cú đánh đủ mạnh để kết liễu con muỗi, nhưng không quá mạnh để tránh làm đau bản thân.Phát hiện mới: Não phân tích dữ liệu theo hai cách khác nhau khi ở hai trạng thái đứng và nằmNhững cấu trúc bên trong cơ thể con người kết nối với nhau tạo thành một thể thống nhất: bạn.

Tiến bộ cỡ nào, khoa học cũng vẫn chưa hiểu thấu cơ chế hoạt động của nhận thức. Thậm chí, số lượng các giác quan cơ bản vẫn còn đang là chủ đề gây tranh cãi: ngoài năm giác quan ta vẫn quen thuộc, nhiều chuyên gia nhận định cơ chế định hướng vị trí cơ thể trong không gian đáng lẽ đã phải được liệt kê từ lâu.

Khả năng cân bằng khi nằm

Các nhà nghiên cứu công tác tại Đại học McMaster vừa khám phá ra một đặc tính lạ kỳ của nhận thức con người. Nó cho phép chúng ta tìm hiểu thêm về khả năng cảm nhận cân bằng của não bộ, đồng thời hé lộ bí mật về mối liên hệ của chúng với nhận thức.

Khi ta nằm nghiêng, não bộ giảm phụ thuộc vào thông tin có liên quan tới môi trường bên ngoài, đồng thời phụ thuộc nhiều hơn vào các cảm quan bên trong, là dữ liệu do xúc giác mang về. 

Thử nghiệm mới có thể giải thích rõ hơn yếu tố này. Thông thường, hành động khoanh tay sẽ làm giảm khả năng xác định máy rung trong tay nào hoạt động trước. Đáng ngạc nhiên thay, người thử nghiệm sẽ cải thiện độ chính xác khi nhắm mắt. Dù việc mắt bị che giảm khả năng hình dung ra thế giới bên ngoài của một người, nhưng nó đồng thời khiến những cảm nhận bên trong trở thành giác quan chính của nhận thức.

Khi nằm xuống, người tham gia thử nghiệm nhận biết rõ hơn tay nào rung trước.

Khám phá mới này có thể có ít ứng dụng trong đời thường. Nhưng việc nó tồn tại lại khiến hành trình tìm hiểu tận gốc khả năng định hướng cơ thể trong không gian gần đích đến hơn. Có thể nó còn tăng cường hiểu biết của chúng ta ở những lĩnh vực khác, đơn cử như nghiên cứu giấc ngủ.

Thử nghiệm bịt mắt

Các nhà khoa học thử nghiệm khả năng nhận biết tay nào bị rung bằng máy trước khi người tham gia đang ở trong hai trạng thái, khoanh tay và buông thõng. Suốt 20 năm qua, họ đã thực hiện nhiều thử nghiệm tương tự với các quy mô khác nhau.

Lần này, kết quả tương đồng với những lần thử nghiệm trước: khi nằm nghiêng, khả năng nhận thông tin từ xúc giác tăng cường. Cũng giống với việc bịt mắt, việc nằm nghiêng giảm khả năng hình dung thế giới của nhận thức, cho phép người thử nghiệm tập trung vào thông tin có được nhờ những cảm quan bên trong.

Khác biệt của nhận thức trong hai trạng thái cơ thể đứng và nằm được phân tích trong báo cáo đăng tải trên Scientific Reports, khiến chúng ta tự vấn liệu não bộ cố tình giảm chức năng chính mỗi khi ta nằm xuống, là khả năng mường tượng thế giới xung quanh, cho phép nhận thức chìm vào giấc ngủ.

Cảm nhận về thế giới xung quanh của một người

Phát hiện mới: Não phân tích dữ liệu theo hai cách khác nhau khi ở hai trạng thái đứng và nằm
Mọi hoạt động của con người trong không gian đều sẽ được hệ tiền đình giải quyết.

Khám phá này khiến giới khoa học cảm thấy hiểu biết của ta về hệ tiền đình là chưa đủ. Mọi hoạt động của con người trong không gian đều sẽ được hệ tiền đình giải quyết; tín hiệu được truyền về nhiều phần của não bộ để xử lý và đưa ra hướng hành động phù hợp. Hệ tiền đình là “kim chỉ nam” cho phép chúng ta cảm nhận lực hấp dẫn, để ra rõ đâu là “hướng lên”. Khi hệ gặp trục trặc, ta sẽ thấy chóng mặt hay có những trải nghiệm tương tự.

Khi có bằng chứng về việc não bộ chuyển trạng thái sang sử dụng cảm giác bên trong mỗi khi ta nằm xuống, ta có thể khẳng định não bộ đã tự giảm khả năng của hệ tiền đình, đồng thời cho ta thấy hệ này quan trọng trong cuộc sống tới mức nào.

Tới giờ, giới khoa học chưa có câu trả lời chính xác cho cách hệ tiền đình ảnh hưởng tới các giác quan khác. Khám phá mới cho thấy hệ tiền đình tạo thành nhận thức cho cả những giác quan còn lại. Câu hỏi song hành với phát hiện này có thể khiến triết gia phải cằm suy ngẫm: Bằng cách nào ta cảm nhận được thế giới xung quanh? Nhận thức cấu thành từ những gì?

Ta có thể đi từ A tới B bằng xe đạp, nhưng cơ thể chúng ta mới là phương tiện cho phép nhận thức di chuyển trong không gian, đưa mắt khám phá thế giới. 

Lần tới ngả lưng, bạn thử nghĩ về vấn đề này xem sao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Môn võ nào tàn bạo đến mức bị Hoàng đế La Mã cấm thi đấu?

Môn võ nào tàn bạo đến mức bị Hoàng đế La Mã cấm thi đấu?

Cho tới bây giờ, đấu quyền Anh đã " lành" hơn rất nhiều nhưng vẫn khiến không ít võ sĩ thiệt mạng. Ngược về hàng nghìn năm trước, môn đấu quyền tàn bạo hơn rất nhiều.

Đăng ngày: 26/08/2021
Bức tranh ma quái “càng xem càng rợn” người: Phóng to 3 lần hậu thế mới hiểu lý do!

Bức tranh ma quái “càng xem càng rợn” người: Phóng to 3 lần hậu thế mới hiểu lý do!

Nhiều khách tham quan thú nhận họ cảm thấy rợn người khi nhìn thẳng vào bức họa " Nhòm cửa thấy quỷ" trong Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.

Đăng ngày: 26/08/2021
Nghiên cứu mới gây sốc: Hàng loạt sinh vật chết đi hóa thành kim cương

Nghiên cứu mới gây sốc: Hàng loạt sinh vật chết đi hóa thành kim cương

Nghiên cứu mới từ Úc phát hiện ra 2 loại kim cương quý nhất thế giới thực ra hình thành từ... xác những sinh vật sống ở độ sâu 300-1.000 km dưới lòng đất.

Đăng ngày: 26/08/2021
Người đàn ông suốt 20 năm

Người đàn ông suốt 20 năm "chiến đấu" với sa mạc Gobi

Wang Tianchang đã chiến đấu trên sa mạc được 22 năm, mặc dù đã ở tuổi cuối 70 và bị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng ông chưa có kế hoạch từ bỏ nhiệm vụ của mình.

Đăng ngày: 26/08/2021
Ai là người đã xây dựng vùng đất Teotihuacan cổ xưa đầy bí ẩn này?

Ai là người đã xây dựng vùng đất Teotihuacan cổ xưa đầy bí ẩn này?

Teotihuacan, một trong những thành phố lớn đầu tiên của Tây bán cầu, được xây dựng rất hoành tráng nhưng cho đến nay nguồn gốc của nó là một bí ẩn, là một câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ học.

Đăng ngày: 25/08/2021
Trừng phạt

Trừng phạt "phù thủy" ở Châu Âu thời Trung cổ diễn ra như thế nào?

Với cái chết của " phù thủy" cuối cùng ở Châu Âu, Anna Goldi, phiên tòa xét xử phù thủy khét tiếng cuối cùng đã rút khỏi lịch sử vào năm 1782.

Đăng ngày: 24/08/2021
Lý giải về những giấc mơ lặp lại kì lạ

Lý giải về những giấc mơ lặp lại kì lạ

Bị rượt đuổi, thấy mình khỏa thân ở nơi công cộng hoặc giữa thiên tai, bị mất răng hoặc quên không đến lớp… là những kịch bản thường xuyên lặp lại trong giấc mơ của nhiều người.

Đăng ngày: 24/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News