Phát hiện mới về cư dân thời kỳ đồ đá mới tại Saudi Arabia

Theo những mô tả đầu tiên về các khu định cư của con người ở phía Tây Bắc Saudi Arabia, nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng người dân ở đây đã ổn định, phát triển hơn so với suy nghĩ trước đây.


 Hình ảnh của một số vòng tròn đá đứng ở khu khảo cổ. (Nguồn: SPA).

Ngày 9/7, Saudi Arabia đã công bố phát hiện các dấu hiệu phát triển của một xã hội phức tạp hơn trong thời kỳ đồ đá mới ở khu vực phía Tây Bắc của nước này.

Phát hiện trên là kết quả một nghiên cứu do nhóm các nhà khảo cổ học thực hiện dưới sự giám sát của Ủy ban Hoàng gia về AlUla của Chính phủ Saudi Arabia.

Ủy ban này được thành lập nhằm bảo tồn di sản của vùng AlUla - một thành phố ốc đảo của Saudi Arabia cổ đại.

Theo những mô tả toàn diện đầu tiên về các khu định cư của con người ở phía Tây Bắc Saudi Arabia, nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy người dân trong khu vực đã ổn định và phát triển hơn so với suy nghĩ trước đây vào thiên niên kỷ thứ 6 và thứ 5 trước Công nguyên.

Nhiều khả năng họ đã chăn thả gia súc, làm đồ trang sức và kinh doanh buôn bán để trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận khác như Đông Jordan và các khu vực hướng ra Biển Đỏ.

Nhà khảo cổ học Jane McMahon nói thêm nghiên cứu kiểm chứng các giả thuyết về cách sinh sống của những người đầu tiên ở khu vực Tây Bắc Saudi Arabia.

Theo nhà khảo cổ học Jane McMahon, những người dân này không chỉ là những người chăn cừu sống cuộc sống đơn giản mà còn là tác giả của những công trình kiến trúc, nhà ở, thuần hóa động vật, chế tác nhiều đồ trang sức, đồ trang trí và công cụ khác nhau.

Nhiều chuyên gia đến từ Đại học King Saud cũng tham gia công trình nghiên cứu này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có bao nhiêu thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Có bao nhiêu thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Lăng Tần Thủy Hoàng, công trình kiến trúc lăng mộ vĩ đại của vị hoàng đế đầu tiên Trung Hoa, luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và du khách.

Đăng ngày: 20/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc

Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc

Năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Thiên Đảo có một số di chỉ văn hóa và mộ cổ, trải dài từ các thời kỳ xa xưa như Đồ đá, Xuân Thu Chiến Quốc...

Đăng ngày: 19/06/2025
Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza

Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza

Nhật ký từ 4.500 năm trước của một đội trưởng tham gia xây Đại kim tự tháp Giza mô tả chi tiết hoạt động hàng ngày, tiền công và bữa ăn của công nhân dưới trướng.

Đăng ngày: 19/06/2025
Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?

Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?

Lăng mộ thời cổ đại, đặc biệt là lăng tẩm của hoàng thất đều được xây dựng với những thiết kế đầy bí ẩn mà đến thời nay chúng ta vẫn rất khó để tìm ra lời giải.

Đăng ngày: 17/06/2025
Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng

Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Đăng ngày: 16/06/2025

"Mắt laser" phát hiện Thành phố Trắng ngàn năm, người thường không thấy

Thành phố Trắng hay Thành phố của Thần Khỉ, có tuổi đời có thể lên đến 1.000 năm, đã hiện ra một cách ma quái giữa rừng rậm Honduras nhờ vệ tinh khảo sát bằng tia laser.

Đăng ngày: 14/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News