Phát hiện mới về mối đe dọa từ "plastitar"

Các nhà nghiên cứu từ Đại học La Laguna ở Tây Ban Nha vừa phát hiện một hình thái ô nhiễm mới, với sự kết hợp giữa vi nhựa và hắc ín bám trên các bãi đá ven biển.

Các nhà nghiên cứu khi khám phá quần đảo Canary ở Tây Ban Nha đã phát hiện những khối hắc ín đông đặc với nhiều mảnh nhựa nhỏ bám vào những bãi đá trên đảo Tenerife.

Họ nhanh chóng phát hiện ra hỗn hợp hắc ín và vi nhựa không giống những loại ô nhiễm nhựa trước đây, và đã đặt tên là "plastitar" - theo tên gọi tiếng Anh của hai hợp chất này.

"Sự hiện diện của nhựa trong môi trường không còn chỉ giới hạn ở vi nhựa hoặc chai lọ trôi dạt trên biển. Bây giờ nó là sự kết hợp của hai chất gây ô nhiễm", Phó giáo sư Javier Hernández Borges của Đại học La Laguna, người đặt thuật ngữ plastitar, cho biết.

Hơn hai năm sau khi các nhà nghiên cứu tình cờ phát hiện ra hỗn hợp, phát hiện này đã được ghi lại trong một nghiên cứu mới đây, mô tả plastitar là “mối đe dọa chưa thể giải quyết” đối với môi trường ven biển, theo Guardian ngày 13/6.


Các nhà nghiên cứu cho biết "plastitar" là một hình thái ô nhiễm tại ven biển mới, kết hợp giữa vi nhựa và hắc ín. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu AChem tại Đại học La Laguna).

Nhóm nghiên cứu cho biết sự hình thành của plastitar rất đơn giản: Do cặn dầu tràn trong đại dương bốc hơi và đông đặc, sau đó nó trôi dạt vào bờ như những "quả bóng hắc ín" bám vào các bờ đá của quần đảo Canary.

Khi những con sóng mang vi nhựa hoặc bất kỳ loại mảnh vụn biển nào khác va vào đá, những mảnh vụn này sẽ dính vào hắc ín. Theo thời gian, hỗn hợp gồm hắc ín, vi nhựa hay những sợi polyester và nylon bám vào nhau và đông cứng lại.

Dù phải cần thêm những nghiên cứu để đánh giá tác động của plastitar đến môi trường, nhóm nghiên cứu tin rằng sự kết hợp giữa vi nhựa và hydrocarbon có trong hắc ín có thể rò rỉ chất độc hại, đe dọa sự sống của các loài sinh vật như tảo.

Dù chỉ mới phát hiện plastitar trên các bãi đá ven biển, nhóm nghiên cứu tin rằng hỗn hợp này có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, do hắc ín và vi nhựa là hai thứ phổ biến trên biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News