Phát hiện mới về nguyên nhân hàng đầu khiến mực nước biển dâng cao

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia công bố ngày 3/6 cho thấy các trận động đất lớn cũng là nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao tại các đại dương.

Lâu nay, tình trạng Trái Đất ấm lên được xác định là nguyên nhân chính làm tan chảy các dòng sông băng, qua đó khiến mực nước biển ngày càng dâng cao.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia công bố ngày 3/6 cho thấy các trận động đất lớn cũng là nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao tại các đại dương, thậm chí với tộc độ nhanh hơn tình trạng biến đổi khí hậu.

Phát hiện mới về nguyên nhân hàng đầu khiến mực nước biển dâng cao
Hình ảnh sau trận động đất ở Samoa-Tonga năm 2009. (Nguồn: Daily Express).

Giáo sư Shin-Chan Han, thuộc Đại học Newcastle phát hiện ra rằng mực nước biển tại Samoa thuộc Mỹ đã dâng cao gấp 5 lần mức trung bình toàn thế giới do hiện tượng sụt lún đất trên bề mặt Trái Đất - hậu quả sau các trận động đất ở Samoa-Tonga năm 2009.

Giáo sư cảnh báo với các quốc đảo Thái Bình Dương rằng hiện tượng này còn nguy hiểm hơn so với tình trạng biến đổi khí hậu.

Căn cứ những hình ảnh và dữ liệu thu thập từ vệ tinh, giáo sư Han chỉ ra trong 8 năm sau trận động đất nói trên, đất tại đảo Samoa thuộc Mỹ sụt lụt khoảng 16mm/năm, so với mức 8-10mm/năm được ghi nhân trên toàn quần đảo cùng tên.

Ông kêu gọi chính phủ các nước khẩn trương đánh giá lại dự báo về mực nước biển dâng do ảnh hưởng của các trận động đất lớn với cường độ trên 8 bởi những trận động đất có cường độ lớn như vậy có khả năng làm biến dạng vỏ Trái đất.

Giáo sư Han kết luận sự vận động địa chất có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ nước biển dâng cao và cần được xem xét bên cạnh nhưng thay đổi do biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng 50 độ C, Ấn Độ cảnh báo đỏ

Nắng nóng 50 độ C, Ấn Độ cảnh báo đỏ

Nắng nóng gay gắt ở nhiều khu vực của Ấn Độ khiến nhà chức trách phải phát cảnh báo đỏ - mức cao nhất. Đã có người chết do sốc nhiệt.

Đăng ngày: 06/06/2019
Người La Mã cổ đại là tác nhân làm thay đổi khí hậu ở châu Âu cách đây 2.000 năm

Người La Mã cổ đại là tác nhân làm thay đổi khí hậu ở châu Âu cách đây 2.000 năm

Theo một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học cho rằng người La Mã cổ đại đã có những tác động làm thay đổi khí hậu từ hàng ngàn năm trước.

Đăng ngày: 04/06/2019
Nghe nhạc trực tuyến có thể làm biến đổi khí hậu?

Nghe nhạc trực tuyến có thể làm biến đổi khí hậu?

Việc phát nhạc trên các thiết bị có kết nối Internet thực chất đã làm tăng lượng khí carbon đáng kể.

Đăng ngày: 03/06/2019
Các trận động đất bí ẩn trên toàn thế giới đã tìm ra lời giải

Các trận động đất bí ẩn trên toàn thế giới đã tìm ra lời giải

Sự ra đời của một ngọn núi lửa ngầm gần một hòn đảo của Pháp nằm giữa châu Phi và Madagascar có thể làm sáng tỏ một câu đố khiến các nhà khoa học gặp khó khăn kể từ năm 2018.

Đăng ngày: 02/06/2019
Scotland đối mặt

Scotland đối mặt "ngày tận thế" vì tình trạng nóng lên toàn cầu

Quan chức Scotland cảnh báo nếu thế giới không nỗ lực ngăn chặn Trái Đất nóng lên, Scotland và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ phải đối mặt với hậu quả thảm khốc như "tận thế".

Đăng ngày: 01/06/2019
Người Nhật lo sợ “sóng thần đen” sắp ập tới

Người Nhật lo sợ “sóng thần đen” sắp ập tới

Một trận động đất lớn có thể xảy ra ở Bồn trũng Nam Hải (Nankai trough), gây ra sóng thần đen ở vịnh Tosa thuộc tỉnh Kochi, có khả năng cao hơn so với dự kiến của chính phủ Nhật.

Đăng ngày: 01/06/2019
Israel phát triển phương pháp mới giúp giảm chi phí khử mặn nước biển

Israel phát triển phương pháp mới giúp giảm chi phí khử mặn nước biển

Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển được một phương pháp để xử lý hiện tượng bốc mùi sinh học gây tổn hại đến quá trình khử mặn nước biển.

Đăng ngày: 31/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News