Phát hiện mới về sự xa cách của mèo

Mèo nổi tiếng là xa cách, nhưng một nghiên cứu mới phát hiện rằng mối quan hệ của chúng với chủ nhân có thể bền chặt hơn chúng ta tưởng.

Mọi “con sen” dường như đều có những câu chuyện về việc bị mèo cưng phớt lờ, chẳng hạn như: “Tôi gọi nó nhưng nó quay đi”.

Tuy nhiên, mèo cưng của bạn có thể không chỉ đang lắng nghe, mà còn quan tâm nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học người Pháp được công bố cuối năm 2022 trên tạp chí Animal Cognition cho thấy mèo không chỉ phản ứng với giọng nói the thé tương tự cách chúng ta nói chuyện với trẻ con, mà chúng còn phản ứng với người đang nói giọng đó.

Phát hiện mới về sự xa cách của mèo
Một nghiên cứu mới cho thấy mèo không phớt lờ chủ của chúng mà chỉ “phản ứng rất khó thấy”. (Ảnh: Reuters).

Phản ứng khó thấy

Bà Charlotte de Mouzon, tác giả của nghiên cứu và chuyên gia về hành vi của mèo tại Đại học Paris Nanterre, cho biết: “Chúng tôi thấy rằng khi mèo nghe thấy chủ của chúng sử dụng giọng the thé, chúng sẽ phản ứng nhiều hơn so với khi nghe chủ nhân nói chuyện bình thường như khi nói chuyện với một người trưởng thành khác. Nhưng điều ngạc nhiên là mèo sẽ không thực sự phản ứng nếu giọng nói đó phát ra từ người lạ”.

Không giống như chó, hành vi của mèo rất khó nghiên cứu, đó là một phần lý do con người ít hiểu chúng hơn. Mèo thường bị căng thẳng khi ở trong phòng thí nghiệm đến mức không thể quan sát hành vi có ý nghĩa.

Phát hiện mới về sự xa cách của mèo
Thay đổi hành vi trước (a), trong (b) và sau (c) khi khởi phát kích thích (các đoạn ghi âm tiếng người). Kích thích bắt đầu làm gián đoạn buổi chải lông của con mèo phía trên và khiến đồng tử của con mèo phía dưới giãn ra và hướng đầu về phía người nói. (Ảnh: Charlotte de Mouzon).

Và việc cố bắt một con mèo ngồi yên để quét chụp MRI để nghiên cứu chức năng não của nó gần như là điều không thể.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phải đến tận nhà của những con mèo và phát ghi âm các kiểu nói khác nhau và người nói khác nhau.

Sau khi xem xét những đoạn phim thu được, tiến sĩ de Mouzon và nhóm của bà phát hiện có sự thay đổi nhỏ trong hành vi và phản ứng của chúng. “Phản ứng của chúng rất khó thấy. Đó có thể chỉ là di chuyển một bên tai hoặc quay đầu về phía người nói hoặc thậm chí là ‘đứng hình’”, tiến sĩ Mouzon nói.

Trong một số trường hợp, những con mèo trong nghiên cứu tiếp cận người đang phát ra giọng nói và kêu meo meo. “Cuối cùng, chúng tôi đã thu được sự chú ý thực sự rõ ràng của những con mèo khi người chủ nói chuyện với chúng”, tiến sĩ de Mouzon cho biết.

Kristyn Vitale, trợ lý giáo sư về sức khỏe và hành vi động vật tại Đại học Unity ở Maine, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận xét các phát hiện mới cho thấy "mèo rất chú ý đến những người chăm sóc chúng, không chỉ đến những gì họ nói mà còn cả cách nói”.

Thích sự tương tác

Nghiên cứu mới bổ sung cho nghiên cứu của chính tiến sĩ Vitale về mối quan hệ giữa mèo và chủ nhân, trong đó, mối quan hệ này dường như được tái tạo từ mối liên hệ giữa mèo con và mẹ của chúng. Mèo dường như có xu hướng lặp lại các hành vi thường làm với mẹ khi còn nhỏ với người nuôi dưỡng mới của chúng.

Không giống như chó,hầu hết mèo thực sự thích sự tương tác với con người hơn những phần thưởng khác như thức ăn hoặc đồ chơi, tiến sĩ Vitale nói.

Di truyền học cũng có thể đóng một vai trò trong việc giải thích lý do chó dễ học hỏi hơn và được cho là thân thiện hơn.

Phát hiện mới về sự xa cách của mèo
Một đối tượng trong nghiên cứu về hành vi của mèo do tiến sĩ Charlotte de Mouzon và nhóm của bà thực hiện. (Ảnh: Charlotte de Mouzon).

Sarah Jeannin, một chuyên gia về hành vi của chó tại Đại học Paris Nanterre, người không tham gia vào nghiên cứu mới, cho biết: “Chó đã được chọn lọc nhân tạo từ hàng trăm hoặc hàng nghìn năm trước, dựa trên khả năng được huấn luyện của chúng, dù là chó chăn cừu, chó săn hay những loại chó khác”.

Tiến sĩ Jeannin bác bỏ quan điểm cho rằng chó gần gũi với con người hơn mèo. “Mọi người nói rằng chó là người bạn tốt nhất của con người, rằng bạn có thể tin tưởng chúng và chúng rất trung thành, nhưng chúng ta không biết chó thực sự nghĩ gì. Chúng ta thực tế chỉ đang phán đoán rằng chúng yêu mình”.

“Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã không hỏi đúng câu hỏi về mèo”, tiến sĩ Mouzon bổ sung.

Mèo không ghét chúng ta, tiến sĩ Vitale kết luận, đồng thời nói thêm “ngày càng có nhiều nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng tương tác xã hội với con người là điều quan trọng trong cuộc sống của loài mèo”.

Theo tiến sĩ de Mouzon, chỉ vì mèo phản ứng theo những cách tinh tế không có nghĩa là chúng xa cách.

“Mèo không làm những gì bạn mong đợi chúng làm. Nhưng nếu mèo không đến khi chúng ta gọi thì có thể là do chúng đang bận làm việc khác hoặc đang nghỉ ngơi. Mọi người có những kỳ vọng như vậy về mèo bởi vì khi bạn gọi một con chó, nó sẽ đến. Nhưng nếu bạn gọi cho một con người khi họ đang ngủ trưa ở đâu đó trong ngôi nhà, họ có tới bên bạn không?”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ếch

Ếch "người sói" tự bẻ gãy xương làm vũ khí

Loài ếch lông Trichobatrachus robustus sẽ vỡ xương của mình để tạo ra vũ khí khi bị dồn vào tình huống đe dọa.

Đăng ngày: 31/01/2023
Tìm thấy loài cá mới kỳ lạ, có cấu trúc giống sừng bí ẩn ở phía sau đầu

Tìm thấy loài cá mới kỳ lạ, có cấu trúc giống sừng bí ẩn ở phía sau đầu

Loài cá mới này có tên là Sinocyclocheilus longicornus, sinh sống trong một hang động hoàn toàn tối tăm ở phía tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/01/2023
Loài nhện có nọc độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông nguy hiểm như thế nào?

Loài nhện có nọc độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông nguy hiểm như thế nào?

Nhện góa phụ đen (tên khoa học là: Latrodectus Mactans) có thể được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, nhưng sinh sống nhiều nhất tại phía Nam nước Mỹ và phía Tây bán cầu.

Đăng ngày: 30/01/2023
Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang tiêm nọc độc

Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang tiêm nọc độc

Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang lao đến tấn công, truyền chất độc từ răng nanh vào cơ thể.

Đăng ngày: 29/01/2023
Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Mèo cũng có thể nhận ra chủ khi nói với chúng, và sẽ suy ra ý nghĩa của người chủ dựa trên cách họ nói và hành động. Tuy nhiên, mèo không thể hiểu được ngôn ngữ trong toàn diện như con người.

Đăng ngày: 29/01/2023
Loài voi có thể là

Loài voi có thể là "chìa khóa" để cứu Trái đất

Theo nghiên cứu mới, những con voi rừng nhiệt đới có thể có những tác động “sâu sắc” đối với hệ sinh thái rừng - và có thể cung cấp giải pháp giúp con người chống lại biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 28/01/2023
Top 11 loài mèo quý hiếm nhất thế giới

Top 11 loài mèo quý hiếm nhất thế giới

Dưới đây là 9 loài mèo hoang dã được xếp diện cực kỳ nguy cấp, quý, hiếm và được bảo vệ trên toàn cầu.

Đăng ngày: 28/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News