Phát hiện mới: Vết thương của bạn lành nhanh hơn vào ban ngày so với ban đêm

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra, vết thương thường có tốc độ lành nhanh hơn vào ban ngày, trái ngược với quan điểm trước đây cho rằng ban đêm là thời điểm để cơ thể chữa lành vết thương tốt nhất.

Chúng ta thường tin rằng, giấc ngủ ban đêm có tác dụng làm lành và phục hồi vết thương nhanh hơn, bởi chức năng của giấc ngủ là giúp sạc lại năng lượng và chữa trị những vết thương trên cơ thể. Tuy nhiên có lẽ mọi thứ không hoàn toàn đúng như cách chúng ta vẫn luôn tưởng tượng.

Trong thực tế một nghiên cứu đã chỉ ra, quá trình chữa lành vết thương của cơ thể được thúc đẩy nhanh hơn vào ban ngày thay vì ban đêm. Nguyên nhân bởi cách nhịp sinh học của cơ thể kiểm soát hoạt động tế bào.


Quá trình chữa lành vết thương của cơ thể được thúc đẩy nhanh hơn vào ban ngày thay vì ban đêm.

Chúng ta thường nghĩ rằng, nhịp sinh học được kiểm soát bởi một "chiếc đồng hồ" nằm ở vùng dưới đồi của não bộ. Nhưng các nhà khoa học giờ đây lại phát hiện, nhịp sinh học của con người do tất cả các tế bào trong cơ thể kiểm soát.

Hồi năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge của Anh đã kiểm chứng xem tế bào da có tên fibroblasts (nguyên bào sợi) phản ứng ra sao với khoảng thời gian trong ngày hoặc ban đêm. Khi chúng ta bị thương, các tế bào fibroblasts thường di chuyển đến chỗ bị thương và tạo ra các protein phục hồi giống như collagen, nhờ đó giúp tái tạo mô bị tổn thương.

Tuy nhiên quá trình phản ứng này còn phụ thuộc vào một protein có tên actin. nếu không có đủ lượng actin, khả năng di chuyển của tế bào fibroblasts sẽ bị hạn chế. Nhưng làm sao để xác định khi nào lượng actin nhiều nhất?

Theo Sciencealert, các nhà nghiên cứu sau đó đã phát hiện lượng actin phụ thuộc vào nhịp sinh học ngày và đêm của con người. Họ thử nghiệm cấy tế bào fibroblasts trên một chiếc đĩa petri (một dạng đĩa bằng thủy tinh hoặc chất dẻo dạng hình trụ có nắp đậy thường được dùng để nuôi cấy tế bào). Nhóm sau đó phát hiện thấy fibroblasts thường di chuyển và tái tạo vết thương vào ban ngày nhanh hơn so với ban đêm.

Thí nghiệm sau đó trên chuột cũng cho ra kết quả tương tự. Vết thương của chúng nhanh lành hơn vào khoảng thời gian ban ngày.

John O'Neill, tác giả nghiên cứu kiêm nhà sinh vật học phân tử chia sẻ: "Chúng tôi nhất quán với những quan sát về sự khác biệt gấp đôi liên quan đến tốc độ chữa lành vết thương giữa ngày và đêm của cơ thể. Ở cả tế bào và chuột, chúng ta có thể đánh lừa các tế bào rằng bây giờ đang là ban ngày để tăng tốc độ phục hồi mô. Ví dụ chúng ta có thể bật đèn vào ban đêm và tắt vào những thời điểm khác nhau trong ngày".

Các nhà khoa học tin rằng, nghiên cứu này đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển các phương pháp điều trị y tế, giúp các bác sỹ phẫu thuật có thể điều chỉnh thời gian chữa trị để đem lại hiệu quả phục hồi tốt nhất.

Khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu lâm sàng từ những bệnh nhân bị thương do bỏng, họ đã tìm thấy sự khác biệt đáng ghi nhận trong kết quả điều trị.


Rất khó để xác định nguyên nhân tại sao quá trình chữa lành vết thương của cơ thể lại xảy ra nhanh hơn vào ban ngày.

Những vết bỏng gặp phải vào ban đêm (quy định trong khoảng 8h tối đến 8h sáng) thường mất lâu hơn trung bình 60% thời gian để chữa lành so với các vết bỏng bị dính vào ban ngày. Cụ thể một người bị bỏng vào ban đêm mất tới 28 ngày để phục hồi còn người bị bỏng vào ban ngày chỉ mất 17 ngày để chữa lành. Trong đó mức độ bỏng giữa hai nhóm bệnh nhân đều giống nhau.

Khoảng cách đủ lớn giữa kết quả nghiên cứu cho thấy những tiềm năng để phát triển các phương pháp điều trị dựa theo nhịp sinh học của con người.

Rất khó để xác định nguyên nhân tại sao quá trình chữa lành vết thương của cơ thể lại xảy ra nhanh hơn vào ban ngày. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu suy đoán, đó có thể cách cơ thể người thích nghi với tiến hóa. Cơ chế chữa lành nhanh hơn vào ban ngày của cơ thể nhiều khả năng do khoảng thời gian này là lúc chúng ta phải vận động nhiều nhất và cũng dễ bị thương hơn.

Phát hiện trên của các nhà khoa học Anh đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News