Phát hiện một biến chứng tiềm ẩn đáng sợ của Covid-19
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa báo cáo về một ca bệnh mắc "hội chứng hậu môn không nghỉ" sau khi nhiễm Covid-19, và những kết quả khám ban đầu cho thấy hội chứng này ở người đàn ông có thể liên quan đến SARS-CoV-2 .
Trong bài báo khoa học được công bố vào cuối tháng 9 trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC, các nhà khoa học cho biết bệnh nhân này 77 tuổi, bị mất ngủ và lo lắng khi nhiễm SARS-CoV-2. Vài tuần sau khi xuất viện, người này bắt đầu cảm thấy bồn chồn, khó chịu ở sâu bên trong hậu môn.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân tại khu Coronavirus của bệnh viện Shaare Zedek ở Jerusalem, Israel vào ngày 23 tháng 9 năm 2021. (Ảnh: YONATAN SINDEL / FLASH90)
Bệnh nhân có cảm giác muốn "hoạt động" ở vùng hậu môn và cảm giác này trở nên tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi và vào buổi tối. Nội soi phát hiện ra bệnh nhân bị trĩ nội.
Hội chứng hậu môn không nghỉ là một dạng của hội chứng chân không nghỉ (RLS). RLS cũng có liên quan đến một số trường hợp Covid-19. Nhưng đây là báo cáo đầu tiên cho thấy có mối liên hệ giữa hội chứng hậu môn không nghỉ và Covid-19.
Bệnh nhân 77 tuổi chỉ mắc Covid-19 nhẹ, được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Tokyo với tình trạng đau họng, ho và sốt nhẹ. Người này được điều trị viêm phổi nhẹ, mất ngủ và lo lắng. Mặc dù chức năng hô hấp của bệnh nhân trở lại bình thường sau 21 ngày kể từ khi nhập viện, nhưng chứng mất ngủ và lo lắng vẫn còn.
Hình ảnh kính hiển vi chụp virus SARS-CoV-2 (Ảnh: U.S NIAID-RML / REUTERS)
Vài tuần sau khi xuất viện, ông bắt đầu cảm thấy khó chịu ở hậu môn mặc dù chưa bao giờ cảm thấy khó chịu như vậy trước khi mắc Covid-19. Tập thể dục làm giảm các triệu chứng trong khi nghỉ ngơi khiến cảm giác đó khó chịu hơn.
Các nhà khoa học chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng hậu môn không nghỉ sau khi xác định rằng các triệu chứng phù hợp với tiêu chí và không tìm thấy bất kỳ nguyên nhân nào khác gây ra hội chứng. Họ không tìm thấy thấy dấu hiệu của vấn đề về bàng quang hay trực tràng hay rối loạn cương dương ở bệnh nhân. Các xét nghiệm thần kinh không tìm thấy bất thường và bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc RLS hoặc rối loạn vận động chân tay định kỳ.
Các triệu chứng của bệnh nhân đã thuyên giảm sau khi được điều trị mỗi ngày với 1,5mg Clonazepam, một loại thuốc dùng để điều trị rối loạn co giật và rối loạn hoảng sợ.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng tác động tâm thần kinh lâu dài của Covid-19 vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ và vẫn chưa rõ bằng cách nào mà SARS-CoV-2 gây ra những tác động này. Họ kêu gọi cần theo dõi lâu dài các tác động này để hiểu đầy đủ hơn về các cơ chế đằng sau chúng. Đồng thời, các nhà khoa học cho rằng các trường hợp mắc RLS liên quan đến Covid-19 có thể không được chẩn đoán đầy đủ.
Kể từ giữa năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ vẫn bị các biến chứng thần kinh, ví dụ như viêm não, mê sảng, tổn thương thần kinh và đột quỵ.
SARS-CoV-2 có thể thay đổi chức năng của tế bào Khi SARS-CoV-2 lây nhiễm các tế bào, nó không chỉ làm suy giảm hoạt động của tế bào mà còn có thể thay đổi chức năng tế bào, theo một nghiên cứu mới công bố. Ví dụ, khi các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy bị nhiễm SARS-CoV-2, chúng không chỉ sản xuất insulin ít hơn nhiều so với bình thường mà còn bắt đầu sản xuất glucose và các enzym tiêu hóa - đây không phải là chức năng của các tế bào này. "Chúng tôi gọi đây là sự thay đổi số phận tế bào", trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Shuibing Chen, đến từ Trường Đại học Y Weill Cornell Medicine ở New York (Mỹ), nói. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Cell Metabolism. Các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí: Không rõ đây là những thay đổi kéo dài hay có thể đảo ngược. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Chen đã thử nghiệm SARS-CoV-2 trong các organoid - nhóm tế bào mô phỏng các cơ quan nội tạng như phổi, gan, ruột, tim… nhưng ở kích thước siêu nhỏ. Nghiên cứu cho thấy việc mất chức năng tế bào cũng có thể xảy ra trong các mô phổi, tiến sĩ Chen nói với Reuters. |