Phát hiện một luồng tia gamma kỳ lạ trong vũ trụ

Kính viễn vọng không gian Fermi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện ra một luồng tia gamma kỳ lạ trong vũ trụ. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể giúp hé lộ nhiều bí ẩn về phản vật chất, RT đưa tin.

NASA phát hiện một luồng tia gamma kỳ lạ trong vũ trụ

Khi vén được bức màn bí mật về phản vật chất, các nhà khoa học tin rằng chúng sẽ giúp con người giải đáp được câu hỏi hóc búa, rằng vì sao vũ trụ lại tồn tại rất nhiều vật chất thay vì phản vật chất.


Tia gamma - (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Câu hỏi này từ lâu đã khiến giới khoa học phải đau đầu. Họ tin rằng vũ trụ hình thành sau vụ nổ Big Bang. Khi đó, vật chất và phản vật chất có số lượng bằng nhau. Phản vật chất là một dạng đối lập với vật chất. Theo lý thuyết thì 2 dạng này tương tác nhau sẽ phát nổ và giải phóng rất nhiều năng lượng.

Thế nhưng, vì nguyên nhân nào đó mà chúng đã không tương tác và phát nổ. Trình độ khoa học của con người hiện vẫn chưa thể giải thích được điều này. Vật chất sau đó lấn át phản vật chất, chúng xuất hiện khắp vũ trụ và từ đó sự sống được hình thành.

Gần đây, giáo sự vật lý học Tanmay Vachaspati ở Đại học Bang Arizona (Mỹ) và các cộng sự đã tìm ra manh mối cho câu hỏi bí ẩn trên. Bằng kính viễn vọng không gian Fermi, họ phát hiện ra một luồng tia gamma xoáy, tức ánh sáng năng lượng cao, và cho rằng nó có nguồn gốc từ khi vũ trụ mới khai sinh.


Kính viễn vọng không gian Fermi trên quỹ đạo - (Ảnh minh họa, chụp từ màn hình RT)

Phân tích tia gamma, họ phát hiện chúng xoáy theo chiều từ phải sang trái. Đây là bằng chứng cho thấy phản vật chất bị vật chất lấn át. Nếu phản vật chất mạnh hơn, các tia này sẽ xoay ngược lại theo chiều từ trái sang phải.

Các nhà khoa học kỳ vọng những phát hiện mới cùng với việc tập hợp thêm nhiều dữ liệu mà Fermi thu thập sẽ giúp lần ra được những gì đã giúp vật chất lấn át phản vật chất, từ đó hình thành nên các hành tinh, thiên thể và xuất hiện sự sống.

Kính viễn vọng không gian Fermi được NASA phóng vào năm 2008, với nhiệm vụ thu thập các tia gamma bắt nguồn từ những nơi xa xôi của vũ trụ, kể cả những lỗ đen siêu lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News