Phát hiện một thành phố của đế quốc La Mã tại dãy Pyrenees
Các kho báu khảo cổ học gần đây được khai quật ở dãy Pyrenees đã phát hiện một thành phố đế quốc La Mã cổ đại và một đoạn của con đường Via Domitia.
Dãy Pyrenees là ranh giới giữa hai quốc gia Pháp và Tây Ban Nha. (Ảnh: Futura Sciences).
Theo đó, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một thành phố đế quốc La Mã cổ đại ở miền Bắc Tây Ban Nha và một trong những đoạn lớn nhất của "Con đường Domitian", một con đường cổ đại băng qua phía Nam Gaul (ngày nay là Pháp).
Dãy Pyrenees (nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha) là một thách thức đối với các nhà khảo cổ học, nơi đây đã chứng nhân cho nhiều thời kỳ phát triển của các dân tộc khác nhau trong lịch sử.
Hơn 800.000 năm trước thời đại của chúng ta, sự hiện diện của các thành viên thuộc chi Homo đã được chứng thực nhờ vào những gì còn lại của người tiền nhiệm Homo, được phát hiện ở Atapuerca, miền Bắc Tây Ban Nha. Kể từ đó, khu vực của dãy núi Pyrenees bị chiếm đóng liên tục trong thời kỳ đồ đá cũ.
Chi tiết bức tranh khảm đen trắng được tìm thấy vào năm 2021 tại địa điểm Forau de la Tuta (Ảnh: Arquitectura Viva).
Chỉ trong thời kỳ đồ đá mới, khi con người trở nên ít vận động, sự hiện diện của họ đã trở thành một hằng số và được chứng minh nhờ rất nhiều hài cốt được tìm thấy ở chân núi Pyrenean.
Sau đó đến thời kỳ La Mã, Pyrenees khi đó bị chiếm đóng bởi các dân tộc Celt, đây là nơi diễn ra nhiều cuộc giao lưu giữa hai dân tộc này, thời gian đầu là hòa bình, sau đó ngày càng trở nên thù địch cho đến khi người Gaul đến chinh phục vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
Từ đó, các thành phố và đường xá được xây dựng theo phong cách La Mã và dấu vết của nó vẫn còn cho đến ngày nay.
Hai thành phố chồng lên nhau từ thời La Mã đến thời Trung cổ
Các cuộc khai quật gần đây của một khu phức hợp khảo cổ do các nhà khoa học từ Zaragoza ở Tây Ban Nha thực hiện đã phát hiện ra những di tích từ thời La Mã.
Cây cột trang trí theo phong cách Corinthian, là một trong những trật tự của kiến trúc cổ điển nằm trong ẩn thất San Pedro de Artieda (Ảnh: Arquitectura Viva).
Trong một loạt nghiên cứu, họ đã tiết lộ các chi tiết về những khám phá đáng ngạc nhiên. Cụ thể, khu vực gần sông Aragon ở miền Bắc Tây Ban Nha, các nhà khoa học đã tìm thấy tàn tích của các tòa nhà cổ.
Ban đầu, họ cho rằng chúng thuộc các khu phức hợp khác nhau, song nhờ những cuộc khai quật sâu hơn, các chuyên gia đã xác định toàn bộ những tòa nhà này đã tạo thành một thành phố có niên đại từ hai thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên chúng ta.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là không có tài liệu lịch sử nào đề cập đến một thành phố như vậy! Dựa cách bố trí và độ phức tạp của các yếu tố được phát hiện đã cho thấy đây là một thành phố khá sầm uất.
Các nhà khảo cổ học đã xác định được một số đường phố, vỉa hè, cống thoát nước, bàn tay bằng đá cẩm thạch từ một đài tưởng niệm công cộng. Theo tờ báo El Pais, các nhà nghiên cứu đã gán chúng theo phong cách kiến trúc "vào cuối thế kỷ thứ nhất", cuối thời kỳ Flavian hoặc đầu thời Antonine.
Bên cạnh đó, họ cũng quan sát thấy rằng một ngôi làng thời trung cổ được xây dựng trên đỉnh của tàn tích La Mã có niên đại từ thế kỷ thứ 9 và bị chiếm đóng cho đến thế kỷ thứ 13. Ngôi làng này có được ghi chép lại trong các tài liệu lịch sử, nó được gọi là Artede, Arteda, Artieda hoặc Arteda Ciuitate theo các tác phẩm.
Ngoài ra, việc nghiên cứu các bia mộ nằm trong nghĩa địa và bàn tay bằng đá cẩm thạch sẽ tiết lộ thêm về lịch sử phức tạp của địa điểm khảo cổ này.
Con đường Domitia qua miền Nam nước Pháp
Đây không phải là khám phá duy nhất gần đây minh chứng cho sự chiếm đóng của người La Mã trên dãy núi Pyrenees! Trong thời kỳ này, những con đường đã được xây dựng và ngày nay vẫn còn dấu vết.
Bản đồ con đường Domitian. (Ảnh: TL Mile).
Đặc biệt là Con đường Domitian, hay Via Domitia, được khởi công từ năm 118 trước Công nguyên. Nó kết nối Rome với Tây Ban Nha, đi qua Narbonne Gaul.
Các nhà nghiên cứu Inrap đã tìm ra một phần của nó! Phần mới được tiết lộ kết nối Rhône với dãy núi Pyrenees. Mặc dù tuyến đường này được biết đến vì nó được trích dẫn rộng rãi trong các tác phẩm văn học nhưng rất ít nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện trên Via Domitia. Đặc biệt là về quá trình và mục đích xây dựng của nó.
Nghiên cứu khảo cổ được thực hiện trên con đường Domitian nhìn từ trên cao. (Ảnh: Pascal Druelle).
Nghiên cứu cho thấy giao thông trên con đường này có chiều rông khoảng 18 mét, được chia thành nhiều làn. Bên cạnh đó, rất nhiều đồ vật được tìm thấy liên quan đến các chuyến hàng vận tải như tiền xu, hay các đồ cổ quý đến từ Marseille.
Các tài liệu cho thấy có thể xác định niên đại của việc sử dụng tuyến đường từ thế kỷ 2 đến thế kỷ một trước Công nguyên cho đến thế kỷ 4.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
