Phát hiện nguồn tia gamma sáng nhất trong vũ trụ

Trong vài giây, chớp tia gamma GRB 190114C tạo ra năng lượng bằng Mặt Trời sản sinh trong suốt vòng đời.

Các nhà thiên văn học quốc tế tìm ra nguồn ánh sáng năng lượng cao mạnh nhất trong vũ trụ, một vụ nổ dữ dội diễn ra trong thiên hà cách Trái Đất 7 tỷ năm ánh sáng. Ánh sáng sinh ra từ vụ nổ được gọi là chớp tia gamma (GRB). Vụ nổ mạnh kiểu này thường là kết quả từ quá trình sụp đổ của những ngôi sao siêu lớn hay sự kiện sáp nhập của sao neutron hoặc hố đen.

Phát hiện nguồn tia gamma sáng nhất trong vũ trụ
Vụ nổ tạo chớp tia gamma mạnh nhất trong vũ trụ. (Ảnh: Business Insider).

GRB là những tia gamma lóe lên rất nhanh. Đây là dạng ánh sáng có năng lượng cao nhất với bước sóng ngắn nhất, thường chỉ kéo dài vài giây. Theo sau chớp sáng ban đầu là dư quang tồn tại lâu hơn, bao gồm những bước sóng ánh sáng dài hơn như tia X, tia cực tím, quang học, hồng ngoại, vi sóng và vô tuyến. Giới nghiên cứu có thể quan sát chúng trong vài phút, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

GRB là sự kiện tạo ra năng lượng cực mạnh. GRB chỉ tồn tại vài giây hoặc ít phút ngắn ngủi nhưng năng lượng do nó sinh ra tương đương với năng lượng của Mặt Trời trong vòng đời hàng tỷ năm. Đó là lý do giới nghiên cứu có thể phát hiện GRB từ khoảng cách rất xa.

Sự kiện GRB mới nhất có tên GRB 190114C được nhận biết bởi hai vệ tinh trong vũ trụ, Đài quan sát Neil Gehrels Swift và kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi, vào ngày 14/1/2019, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature.

Trong vòng 22 giây sau phát hiện, thông tin về GRB 190114C được chia sẻ với các nhà thiên văn học trên khắp thế giới, bao gồm các chuyên gia vận hành kính viễn vọng Major Atmospheric Gamma Imaging Cherenkov (MAGIC) trên quần đảo Canary ở Tây Ban Nha. Những quan sát bằng kính viễn vọng MAGIC hé lộ photon, hạt ánh sáng từ dư quang của GRBm có năng lượng vào khoảng 0,2 - 1 teraelectron (TeV). Theo nhóm nghiên cứu, đây là mức bức xạ năng lượng cao nhất từng được ghi nhận ở GRB, biến GRB 190114C thành nguồn photon sáng nhất trong vũ trụ, theo Gemma Anderson, nhà nghiên cứu ở Đại học Curtin, Australia.

Sau quan sát ban đầu, các kính viễn vọng trên khắp thế giới cũng tham gia xác định nguồn gốc của GRB và những đặc điểm của nó. Dữ liệu sẽ cho phép nhóm nghiên cứu mô tả cơ chế phía sau sự kiện phát sáng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa sao băng 400 thiên thạch hiếm gặp sắp xuất hiện

Mưa sao băng 400 thiên thạch hiếm gặp sắp xuất hiện

Nếu dự đoán là chính xác, người dân trên Trái Đất sẽ có cơ hội chứng kiến trận mưa sao băng với 400 thiên thạch lao vào Trái Đất.

Đăng ngày: 21/11/2019
Mọi vật chất trong vũ trụ được tạo ra như thế nào?

Mọi vật chất trong vũ trụ được tạo ra như thế nào?

Tất cả vật chất xung quanh bạn được cấu tạo từ các đơn vị siêu hiển vi được gọi là phân tử.

Đăng ngày: 20/11/2019
Tàu SpaceX có thể giao hàng lên Mặt Trăng vào năm 2022

Tàu SpaceX có thể giao hàng lên Mặt Trăng vào năm 2022

Bộ đôi tàu vũ trụ Starship và tên lửa Super Heavy nhiều khả năng được lựa chọn cho nhiệm vụ giao hàng tới Mặt Trăng của NASA.

Đăng ngày: 20/11/2019
Thu được

Thu được "giọng hát" kỳ bí của Trái đất

Giới thiên văn học lần đầu tiên thu âm được “bài hát” kỳ bí của từ trường Trái Đất trong lúc bị một cơn bão Mặt Trời tấn công.

Đăng ngày: 20/11/2019
NASA đổi tên tiểu hành tinh

NASA đổi tên tiểu hành tinh

Các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa đặt tên cho thiên thể bên ngoài sao Hải vương (thiên thể vành đai Kuiper – KBO) quen thuộc Ultima Thule một cái tên mới là Arrokoth.

Đăng ngày: 20/11/2019
Công bố bản đồ đầu tiên về địa chất trên vệ tinh Titan của sao Thổ

Công bố bản đồ đầu tiên về địa chất trên vệ tinh Titan của sao Thổ

Bản đồ cho thấy vệ tinh Titan có rất nhiều đồng bằng và đụn gò, gồm các chất hữu cơ đã đóng băng và nhiều hồ chứa methane dạng lỏng.

Đăng ngày: 20/11/2019
Phát hiện ốc đảo nghi có hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh

Phát hiện ốc đảo nghi có hóa thạch sinh vật ngoài hành tinh

NASA tuyên bố họ đã phát hiện một ốc đảo có thể chứa hóa thạch giữa vùng khô cằn trong miệng hố va chạm Jezero trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 19/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News